AnotherWorld Of Rock
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987]

Go down 
Tác giảThông điệp
Kommissarr
tristissimus hominum
tristissimus hominum
Kommissarr


Nam

Ngày tham gia : 08/05/2007
Age : 38
Tổng số bài gửi : 1077
Đến từ : Ostray-lee-uh, FUCK YEAH!

Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Empty
Bài gửiTiêu đề: Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987]   Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Icon_minitimeFri 16 May 2008 - 21:37

Hờ, mấy hôm nay cảm hứng review dồi dào quá. Xả phát nữa. ^^"


Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Dark%20Quarterer


Những ai quen tớ đều biết, tớ là 1 trong các tín đồ của Manilla Road thần thánh. Đối với tớ tất cả các album mà bác Shelton đã phun ra từ năm ’77 đến giờ đều tự động được coi là 1 thứ để sùng bái ngay từ ngày phát hành, cho đến khi nào nó được chứng minh là kô xứng đáng (như The Court of Chaos hay The Circus Maximus xú uế chẳng hạn). Chính vì thế mà mỗi khi nghe thấy ai chỉ band này, nhóm nọ “epic, giống MR” là mắt tớ lại sáng lên với quyết tâm tìm & down thằng đó về nghe bằng đc. Vậy nên cũng chả có gì lạ khi lần đầu nghe giới thiệu rằng Dark Quarterer là 1 Manilla Road của Ý, rằng

shadowkingdomrecords đã viết:
[s/t is the] Mythical first album by one of the first Epic Metal bands of Europe. Considered as the Holy Grail of Italian Metal, this obscure gem is now re-released on vinyl format with a bonus track.
thì lập tức phản ứng đầu tiên của tớ là “Add to cart” rồi sau đó là “Checkout”.

Tìm thêm thông tin trên metal-archives & 1 số trang khác cho thấy, Dark Quarterer của Livorno, Italy đã có đó từ 1974, hoặc theo miệng lưỡi thiên hạ thì là tít tận 1969(!). Gần 35~40 năm mà nhóm mới có 4 album: s/t (1987), The Etruscan Prophecy (1988), War Tears (1994) và Violence (2002). Hiếm muộn vãi lều, đủ sức khiến nhiều cult-wannabe bands ghen tức mà sùi bọt mép. Điều thứ 2 đáng chú í là trên official website, nhóm tự phong cho mình cái danh “cha đẻ của epic progressive [metal]”. Hmmm... Bố già của epic là Mark Shelton rồi, còn cái tước prog metal founders... xem nào... vào năm 1987 chúng ta có Watchtower, Queensrÿche, Dream Theater, etc. các cậu hiểu í tớ đấy.

Tất nhiên, kô thể vì các mác tự phong mà đi trù dập âm nhạc của người ta đc. Bỉ lắm. Trở lại vấn đề chính: Italian Manilla Road?

Nah.

Thứ nhạc của Dark Quarterer kô giống với của ‘Road. Cùng epic vãi đái ra quần với nhau, ừ; nhưng trong khi MR thường xoay quanh các đề tài hoành tráng (chiến tranh, chém giết, sword & sorcery, chuyện về những người hùng của thời xưa, etc. các bạn biết đấy), thì DQ, giống như khu hậu trường, lại tập trung vào hoàn cảnh, vào những con người, vào suy nghĩ của những con người ấy trước/sau diễn biến của các sự kiện hoành tráng kia. Trên 1 đồng xu, họa tiết của 2 mặt thường hoàn toàn khác biệt.

Mà khi bảo DQ “giống như khu hậu trường [của MR]”, tớ chẳng có í rằng họ chỉ là cái bóng của MR. Vì sao à? Album này có thật sự xuất sắc kô?

Fuck yes.

Phân tích sâu hơn (dựa theo bản vinyl reissue):



SIDE A

1. Red-Hot Gloves – mở đầu khá an toàn, với 30 giây đầu tiên là 1 đoạn nhỏ cover Sonat Ánh trăng của good old Ludwig. Ngoài ra chẳng có gì quá đặc sắc: solid, but nothing special. Something người nghe có quyền expect từ bất kì 1 nhóm heavy/trad vô danh nào đó.

2. Colossus of Argil – điểm mạnh của nhóm đc thật sự bộc lộ từ đây. Khoái nhất cái đoạn intro dài gần 2’ rưỡi, mức độ epic phải ngang hàng với intro của Manowar’s Battle Hymns; và đoạn ngân “colossus of argiiiiiiiiiiiiiiiiiiiil~” cao vút, mỏng manh như tiếng còi xé tan bầu kô khí âm u tĩnh mịch. Gợi nên những tâm trạng... gì? Tuyệt vọng? Bi ai thống khổ triền miên? Hay hi vọng? Quyết tâm? All of ‘em. Mà vậy cũng hợp lí thôi, nếu xét mặt concept của bài này mà: truyền thuyết về gã khổng lồ đất sét đàn áp nhân loại, và những cuộc khởi nghĩa của loài người-
Trích dẫn :
And when the sun comes
They will crush
The colossus of argil~
3. Gates of Hell – 1 bài hầu như toàn bộ mid-paced, trừ 2 quả solo kô technical lắm mà vẫn đặc biệt catchy/memorable (hình như khả năng solo kiểu này là tính đặc thù của bọn epic metallers thì phải). Atmosphere trong phần verse vãi lúa mùi doom/melancholy, đủ để Black Sabbath cũng có thể tự hào nếu như các cụ ấy viết về inner struggles như thế này.



SIDE B

4. The Ambush – instrumental. Biết nói thế nào đây nhể... "OH MY FUCKING GOD, THE SOLOS, THE GREAT BIG GIANT MOTHERFUCKING SOLOS!!!!" Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Bow Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Bow Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Bow Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Bow Chẹp. Thế.

5. The Entity – từa tựa như track 2 & track 3 cộng lại, nhưng có khí chất vương giả bá đạo hơn. Có lẽ vì trong track này cây bass nắm vai trò lớn hơn (in fact, gần như đóng vai lead), nên khi tương phản với cái giọng hầu như falsetto chát tai của lão vocalist, bài hát mới đạt đc vẻ dramatic nhỉnh hơn hẳn so với 2 track kia. Tuy nhiên bù vào đó tớ lại thấy nó kô có khả năng tác động mạnh mẽ vào lòng người nghe bằng Colossus. Thôi thì đc cái này phải mất cái kia chứ.

6. Dark Quarterer – bài này giống như 1 đứa con rơi từ cái thời classic prog hào hùng ngày xưa ấy, của Italy nói riêng & của châu Âu nói chung. Mộc mạc, giản dị & thiết tha nhưng cũng kô bớt đi phần tinh tế, đặc biệt là ở guitarworks. Nếu như Le Orme biết hát bằng tiếng Anh, & nếu như họ biết biến hóa phong cách như tắc kè sang quasi-metal cho hợp thời giống như Rush, thì có lẽ các tác phẩm của họ trong những năm 80 nghe sẽ như thế này.

7. Lady Scolopendra [bonus, 1985 version] – đây mới thực sự là bản original. Scolopendra trong album War Tears sau này chỉ là bản re-recording, 9 năm sau đó. Và phải công nhận là quyết định thu âm lại bài này cho War Tears là điều sáng suốt. Kô hẳn vì performance trong bản này rẻ rúm. Cái chính tại production (của toàn album) quá tệ, gần mức black-metal-tệ, và cổ họng của Gianni Nepi thời đó chưa đủ đô/bền để “rít” vãi đái như sau này; mà production & screeches lại là 2 khoản lớn nhất tạo nên cái hay của track. Then again, cũng có thể tại tớ nghe bản ’94 trước nên kô quen chăng, I dunno. Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987] Headscratch Tuy nhiên xin chỉ ra rằng bản này lại có nhiều chỗ eclectic hơn – phần hát bè ở đoạn đầu chẳng hạn.



DQ tự phong cho chính mình danh hiệu “founders of epic progressive [metal]”, nhưng nếu sửa đi thành “one of the founders of epic [metal]” thì sẽ thật lòng hơn, bởi, như đã giải thích trên kia, họ kô phải là nhóm đầu tiên. Và album đầu tay này cũng chẳng thật sự proggy cho lắm, trừ track 2 và track 6. Chữ “prog” nên đc thay bằng chữ “doom”, bởi vì đó mới là nền móng cho atmostphere của tác phẩm. Kô phải doom theo nghĩa Anathema hay My Dying Bride mà theo nghĩa (early) Witchfinder General, Pagan Altar, Angel Witch, v.v… i.e. rất nhẹ nhàng, phảng phất nhưng thiếu nó thì DQ lại kô thể là chính mình.

Thực ra cũng có 1 khía cạnh mà Dark Quarterer rất giống với Manilla Road, đó là khả năng bày tỏ cảm xúc. Chúng đc trình bày 1 cách cực kì thô ráp, cực kì mộc mạc, cực kì primitive; cách đánh kô màu mè hoa lá mà cũng hoàn toàn chẳng thiếu tính kĩ thuật, luôn luôn chú trọng tấn công vào cái tâm của người nghe trước rồi mới đến đôi tai, nên mỗi track, & rộng hơn nữa – mỗi album, là 1 “emotionally exhaustive experience”. Hãy lấy track 2 (như đã trình bày trên kia) làm ví dụ điển hình. 1 thành tựu mà bất cứ nghệ sĩ nào có lòng tự trọng cũng phải ao ước.

Lí do mất điểm chính của album này là lyrics. Dưới đây là verse thứ nhất trong bài 1:

Trích dẫn :
What is my life / Without any sense / What is my life / What is music / Without my presence / All is death / All is nothing / For me songs are noises / And to decide / If I want to live / Or to be dead / Has become my obsession / I want to forget / I’m named
Cái gì đây? Haiku và prototypical emo à? Hay đây, 1 phần lời trong track 5:

Trích dẫn :
I was a child, I was only six / When you ravished / The virginity of my soul / Without upsetting me / You played with a puff / Blowing out six candles / In front of my eyes / You chose me
... Sao nghe giống hiếp dâm trẻ em vãi. :|:

Thật sự nếu như chỉ đọc lời mà kô nghe nhạc (hay ngắm album artwork) thì tớ đã cá 10 ăn 1 rằng nó là của 1 band metalcore chết mẹ nào đó rồi. Tuy nhiên, chính chất lượng production nhục xịp và accent đặc sệt vùng Địa Trung Hải của Gianni Nepi lại khiến người nghe chả mấy khi hiểu nổi ông hát gì nếu như kô nhìn vào lyrics sleeve – 1 điều may mắn, & cũng là 1 sự trớ trêu hẳn là ngoài í muốn của nhóm.

Khỏi phải nói, sau khi nghe xong album này tớ đã hết sức cố gắng sưu tầm nốt 3 cái còn lại, & đã thành công dễ hơn mình tưởng và frankly, The Etruscan Prophecy còn hay hơn *nhiều*; nhưng đó là câu chuyện khác, khi nào có hứng & có thời gian sẽ bàn sau. Gần 35~40 năm mà Dark Quarterer mới có vỏn vẹn 4 album. Cứ theo đà này thì chỉ cần chờ thêm tầm 3 năm rưỡi nữa thôi, đến 2012 là ta sẽ được thưởng thức tiếp album thứ 5 nhóm, assuming rằng lúc đó họ chưa giải nghệ. Heh...

8.5/10


*bắt chước thím Cồi* word count: 1700 tròn trĩnh, kô hơn kô kém (thật!) :-':
Về Đầu Trang Go down
 
Dark Quarterer - s/t ["epic prog", 1987]
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Heaven & Hell's "The Devil You Know" - artwork & first single revealed
» Tyr's clip "Hold the Heathen Hammer High" available online
» Karelia - "Usual Tragedy" (2003)
» Be'lakor "Stone's Reach" cover art
» K13 SHOW - 13/3/2010 - "multisomerta" tại rockcafe K13

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AnotherWorld Of Rock :: Metal :: Album Reviews-
Chuyển đến