AnotherWorld Of Rock
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Joy Of A Toy Review. A tribute to Kevin Ayers(R.I.P)

Go down 
Tác giảThông điệp
Varsava
Khủng Long
Khủng Long
Varsava


Nam

Ngày tham gia : 11/04/2007
Age : 37
Tổng số bài gửi : 2874
Đến từ : Moscow

Joy Of A Toy Review. A tribute to Kevin Ayers(R.I.P) Empty
Bài gửiTiêu đề: Joy Of A Toy Review. A tribute to Kevin Ayers(R.I.P)   Joy Of A Toy Review. A tribute to Kevin Ayers(R.I.P) Icon_minitimeTue 7 May 2013 - 12:15

Joy Of A Toy Review. A tribute to Kevin Ayers(R.I.P) 580597_170346686452669_1255687251_n

Một tháng trước vào ngày 18/2, Kevin Ayers qua đời một trong giấc ngủ tại Montolieu, Pháp, lặng lẽ, bình yên như chính con người của ông, để lại một gia tài âm nhạc lớn với 18 album, đầy ảnh hưởng đến những thế hệ nhạc sĩ sau này nhưng bản thân người tạo ra nó thì đã từ rất lâu rồi không còn được nhớ đến

Kevin Ayers là một trong số ít những nhạc sĩ tự bước ra khỏi con đường danh vọng của chính mình chỉ vì ông muốn có được sự tự do trong sáng tác mà không phải chịu bất cứ ảnh hưởng hay sức ép nào của xu hướng. Cùng với Robert Wyatt, Kevin Ayers đã lập ra Wilde Flowers( sau này là Soft Machine) và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên Cantebury Scene nổi tiếng trong lịch sử progressive rock. Với Cantebury Scene, lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử huy hoàng của progressive rock Anh Quốc, trung tâm của âm nhạc rời khỏi thủ đô London để về với thành phố Canterbury. Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn chưa đến 10 năm nhưng những đóng góp to lớn của Cantebury Scene cho sự phát triển của thể loại jazz fusion và avant-garde và cả psychedelic rock là hết sức to lớn. Đáng tiếc bước sang thập niên 70 hoàng kim, khi mà các band prog trẻ khác đầy tài năng đã đưa progressive theo những hướng phát triển khác nhau người ta đã dần dần lãng quên thể loại psychedelic. Hầu hết những tên tuổi của Cantebury Scene đều phải tự thay đổi âm nhạc của mình như Caravan hay Gong. Những người còn lại như Kevin Ayers lùi dần vào quên lãng.

Sau album đầu tay The Soft Machine, album mà cho đến nay vẫn được coi là một trong những album psychedelic kinh điển, cùng một tour diễn cực kỳ thành công với Jimi Hendrix, Kevin Ayers cảm thấy mệt mỏi với áp lực của thành công và sự nổi tiếng. Cộng thêm đó là sự bất đồng về quan điểm sáng tác trong âm nhạc khiến ông quyết định rời Soft Machine.

Một năm sau khi rời Soft Machine, Kevin Ayers cho ra đời album Joy Of A Toy lấy tựa đề theo tên track nổi tiếng nhất trong album duy nhất của ông với band. Với sự tham gia giúp đỡ của chính các thành viên Soft Machine, Joy Of A Toy như một lời tuyên bố của Kevin Ayers về con đường mà ông muốn dẫn dắt Soft Machine đi theo nếu ông còn ở lại.

Album mở đầu một cách hết sức đặc biệt. Joy of a Toy Continued là một ca khúc hóm hỉnh mang chất hài hước hơi ngốc nghếch, ngớ ngẩn của người Anh. Giai điệu và ca từ của Joy of a Toy Continued gợi nhớ đến ca khúc thiếu nhi hay nhạc rạp xiếc. Nhưng nằm dưới vẻ ngoài ngốc nghếch đấy là kĩ thuật và sự uyên bác trong việc dựng lên những âm thanh như một dàn giao hưởng mini của những nghệ sĩ thành phố Cantebury. Hàng loạt nhạc cụ cổ điển được sử dụng piccolos, celeste, oboes, kazoos,cellos và như một bản nhạc cổ điên, từng nhạc cụ đều có những khoảnh khắc solo đầy ấn tượng nằm trong một tổng thể hài hòa với double guitar.

Album tiếp nối với Town Feeling, một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Kevin Ayers. Mở đầu bằng tiếng oboe, tiếp nối bằng giai điệu blue buồn bã, chậm rãi như nhịp bước chân nặng nề lê bước. Tiếng clarinet và guitar lẻ loi đơn độc lần lượt vang lên với oboe thỉnh thoảng xen ngang khiến cho ca khúc nhuốm một màu cổ điển.

The Clarinet Rag đưa album trở lại không khí vui nhộn, trong sáng. Nếu như lyric của Joy of a toy continued là lời của 1 đứa bé ngây thơ, láu lỉnh thì The Clarinet Rag là bài ca của một cặp đôi mới lớn gợi nhớ về mùa hè tình yêu. Cao trào của ca khúc đến ở đoạn solo clarinet tươi vui rộn ràng.

Girl on a swing và Elanor’s Cake là 2 ca khúc mang đậm màu sắc dân gian Anh. Giai điệu folk nhẹ nhàng gợi nhớ đến những khúc ca thời Trung cổ. Đặc biệt Elanor’s Cake với những âm thanh mong manh của đàn harp và tiếng sáo réo rắt đẹp như một bài hát ru, Giai điệu run rẩy đi cùng với giọng ca trầm ấm của Kevin tạo nên một ca khúc huyền ảo như một giấc mơ.

Song For Insane Time gợi nhớ lại những gì tinh túy nhất trong tuyệt phẩm đầu tay của Soft Machine. Những giai điệu đẹp đơn sơ, những đoạn solo đầy ngẫu hứng của nhạc jazz, tiếng sáo vi vu phảng phất và giọng trầm đặc biết của Kevin Ayers. Soft Machine dưới thời Ayers không phải là 1 band prog. Họ thật sự là một band soft-jazz, art pop đầy tài năng.

Stop this train là sự bổ sung cho phần còn thiếu duy nhất trong 1 album điển hình của dòng Cantebury. Một ca khúc đậm mùi psychedelic và đó là psychedelic at its best. Bài hát về người đàn ông mắc kẹt trên con tàu lao đi không có bến đỗ với những hành khách kỳ quái. Khỏi nói cũng biết bài hát được viết khi Ayers đang “bay cao trên bầu trời đầy sao”. Nhịp trống càng lúc càng nhanh, càng về cuối càng dồn dập như đoàn tàu lao đi vun vút làm nền cho đoạn solo keyboard kì dị kéo theo là tiếng piano tạo cho ca khúc một vẻ ma quái hỗn độn đầy ảo giác càng lúc càng đc đẩy lên cao cho đến cuối.

The Lady Rachel. Thật khó để tìm đc lời chính xác để nói về ca khúc này. Đây là trademark song của Kevin Ayers. Rất nhiều người nhận ra sự giống nhau giữa Kevin Ayers và thiên tài bạc mệnh Syd Barret và Lady Rachel là một trong những ví dụ đưa ra để nói về sự tương đồng giữa họ. The Lady Rachel là ca khúc về cô gái với nỗi sợ bóng tối và những giấc mơ. Ca khúc là màn trình diễn tuyệt vời nhất của Ayers trong vai trò vocal. Giọng ca trầm ấm, buồn bã như người kể những câu truyện cổ của ông hoàn toàn phụ hợp với tiếng oboe và tiếng bass cực dày của Lady Rachel. Phần cuối của ca khúc thật sự bất ngờ với những âm thanh méo mó, quái dị điển hình của avant-garde.

Oleh Oleh Bandu Bandong có lẽ là ca khúc lạc lõng nhất trong album này. Một bài dân ca Malaysia được Ayers cover lại.

All This Crazy Gift Of Time lại là một bất ngờ khác. Một ca khúc đậm chất nhạc đồng quê Mỹ. Không phải thứ nhạc đồng quê nỉ non rên rỉ mà là thứ âm thanh hoang dã sảng khoái của những chàng cao bồi. Không có nhiều effect, không có những đoạn solo hay những thử nghiệm, All This Crazy Gift Of Time đơn giản là một khúc ca vô tư yêu đời của Kevin Ayers.

Và rốt cục chúng ta đến với ca khúc cuối cùng Religious Experience. Ca khúc không phải hay nhất nhưng chắc chắn là ca khúc được nhắc đến nhiều nhất khi Joy of a toy ra đời. Đơn giản là vì đó là ca khúc có sự tham gia của Syd Barret. Như đã nói ở trên Ayers và Barret có rất nhiều điểm tương đồng và khi mà 2 bộ óc vừa uyên bác và điên rồ ngồi lại với nhau thì kết quả của nó sẽ chả ai có thể đoán đc. Religious Experience hay được gọi phổ biến hơn dưới cái tên Singing A Song In The Morning là phút giây điên rồ của 2 tài năng lớn. Ayers và Barret tạo ra một ca khúc xuất sắc đầy biến ảo mà không có bất cứ chất liệu âm nhạc cơ bản nào. Họ đơn giản viết ra 3 câu và chơi đi chơi lại từ đầu đến cuối. Mỗi một lần lặp lại chỉ thay đổi tông nhịp một chút, thay tiếng guitar một chút và một bài hát gần 5 phút ra đời mà nếu nghe qua ko ai nghĩ cả bài hát chỉ có 3 câu.

Singing a song in the morning, singing it again at night

I don’t even know what I’m singing but it makes me feel alright

Yeah Yeah Yeah

Rất rõ ràng, bộ đôi thiên tài này đơn giản chỉ muốn trêu đùa người nghe. Họ chẳng quan tâm đến chúng ta nghĩ gì, hiểu ca khúc thế nào. Họ đơn giản là đang cùng nhau “ bay trên bầu trời thân thiện”(trích lời Snoop Dog) và tùy tiện viết ra một ca khúc chỉ để fuck people’s mind.

Tớ viết review này với rất ít hy vọng rằng sẽ có ai đó chịu khó đọc đến hết. Nhưng cũng như khi tớ đọc những dòng cuối cùng của 1 tay blogger viết tưởng nhớ Kevin Ayers, chỉ cần có thêm 1 người biết đến Kevin Ayers thì tất cả những công sức trên đây là đã xứng đáng. Bởi vì âm nhạc cũng là một người phụ nữ đỏng đảnh và khó chiều. Không phải cứ tài năng là bạn sẽ thành công. Nếu bạn không ở đúng chỗ vào đúng thời điểm dù bạn giỏi đến đâu có thể bạn cũng sẽ không có gì. Kevin Ayers là một trong những kẻ không may như vậy. Nhưng ông cũng không cần cái may mắn đó. Ông sống một cuộc đời bình dị cho đến già, chung thủy với đam mê âm nhạc của mình và nhận được vô vàn tình yêu và sự kính trọng của không nhiều những người biết đến ông. Rest in peace Kevin Ayers.
Về Đầu Trang Go down
 
Joy Of A Toy Review. A tribute to Kevin Ayers(R.I.P)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» A Tribute to the IMMORTAL one
» Cập nhật Rockshow tại miền Bắc
» Review Vẩn Vơ: In The Name of DEATH
» Review mì ăn liền (minimum 100 words).
» Prog Rock Review & more.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
AnotherWorld Of Rock :: Rock :: Album Reviews-
Chuyển đến