|
| Progressive Rock & đôi nét cơ bản | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 18:41 | |
| - Trích dẫn :
- Hôm qua đi họp Offline AW, trong buổi nói chuyện, cậu Immolation có hỏi tớ một câu rằng "Pink Floyd ở vị trí nào trong Progressive Rock?". Chính câu hỏi này đã nhắc tớ một điều rằng - Các recommendations về các Progressive Albums/Bands vẫn thường xuyên xuất hiện trên diễn đàn này tương đương với việc mặc nhiên chúng ta cho rằng tất cả anh em ở đây đều đã thông tỏ những ý cơ bản nhất về 1 trong những khái niệm rộng nhất, mơ hồ nhất trong RockWorld : Progressive Rock. Thực quả có thiếu sót!
Vì sai lầm trên, nên, để làm 1 bàn đạp chắc chắn cho tất cả những ai bắt đầu hứng thú với dòng nhạc tuyệt vời này, tớ xin đc re-post lại 1 bài viết có tính sơ lược những nét cơ bản nhất của Progressive Rock. Bài viết này gồm 1 tập hợp thông tin nhiều nguồn, chủ yếu là wikipedia & progarchives.com, được dịch và hệ thống lại với sự cộng tác của Mr. Jeanie (my lovely buddy - many thanks to you :-*) và Elderaine.
Post ở đây xong có lẽ ko tránh khỏi bị bọn đạo tặc chôm chỉa và phát tán, tuy nhiên kiến thức hay ho cũng nên được truyền bá, phổ độ chúng sinh, xây dựng đất nước, nâng cao dân chí. Âu cũng là một lẽ đẹp cho đời, nhể :p Quote vào để dễ phân biệt với nội dung bài viết chính. Mà bài này nên đặt đâu đó cho anh em mọi ng` đều dễ thấy dễ tìm dễ đọc nhỉ. Stick it up, pls
Được sửa bởi ngày Mon 8 Oct 2007 - 19:49; sửa lần 5. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 18:49 | |
| *Thế nào là Prog? Đây vẫn là một câu hỏi được xoay quanh, đề cập đến trong suốt gần 4 thập kỉ kể từ khi xuất hiện khái niệm về Prog. Tôi đã từng thấy có dăm bài viết tại một số forum về định nghĩa của Prog nhưng hầu hết đều rất sơ sài, sai lệch và nghèo nàn. Vì vậy để bắt đầu, xin được đặt ra những vấn đề cơ bản về Prog & lịch sử của nó.
I. Foreword: What TF is Progressive (Prog)?
Ngay cả 1 học giả uyên bác cũng khó có thể định nghĩa được progressive rock 1 cách rõ ràng. Rất nhiều người đã cố gắng thử, & cũng đã thành công ít nhiều. Nhưng sau cùng thì, mỗi người trong số chúng ta đều có khái niệm riêng về progressive rock. Bản chất con người là như thế. Vậy, progressive rock là gì???
Progressive rock (prog rock) là 1 phong trào âm nhạc phổ biến tại châu Âu. Phong cách của nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhạc cổ điển & jazz. Điều này trái ngược hoàn toàn với rock Mĩ: rock Mĩ chịu tác động của R&B và nhạc country là chính. Trải qua năm tháng, progressive rock đã sản sinh ra nhiều nhánh nhỏ hơn, ví như symphonic rock, art rock, neo progressive và progressive metal. Xét thấy, ta có thể định nghĩa nhạc prog nói chung trong 2 chữ: tiến bộ & cách tân. Nhạc prog đem đến 1 phong cách sáng tác hoàn toàn mới lạ, khác hẳn với những khuôn khổ rock trước kia. Cụ thể, khuôn mẫu sáng tác verse/chorus/verse/chorus dài vỏn vẹn 3 phút đã bị gạt ra rìa. Thay vào đó là những bản nhạc phức tạp, du dương dài từ 6 – 20 phút, những nhạc cụ mới (guitar điện, vĩ cầm, sáo, v.v…), và những loại keyboard (đàn mellotron, synthesizer, piano, organ, etc.). Những yếu tố này kết hợp lại đã tạo nên những cuộc phiêu lưu âm nhạc kì thú, gợi nhớ cho thính giả về những làn điệu nhạc jazz & nhạc cổ điển. Những ảnh hưởng sâu sắc từ nhạc cổ điển sau này sẽ cho ra đời thể loại symphonic progressive (prog giao hưởng).
Nhạc prog thường có cấu trúc phức tạp. Những bản nhạc không lời sâu lắng, nghệ thuật trình diễn lão luyện, cộng với kĩ thuật technical vào loại bậc thầy & những đoạn solo truyền cảm, đó là những gì chúng ta có thể thấy ở nhạc prog. 1 ví dụ điển hình là bài Echoes dài 23 phút của Pink Floyd, hay Close to the Edge dài 18 phút của Yes & Supper’s Ready (23 phút) của Genesis. Do không bị ép buộc phải sử dụng khuôn mẫu truyền thống (đã đề cập bên trên) nên các nghệ sĩ có thể hòa hợp vào trong nhạc của mình những luồng nhạc cổ điển, jazz, traditional - & những ảnh hưởng văn hóa 1 cách tự do hơn.
Luồng nhạc prog này phát triển chủ yếu tại Anh trong cuối thập niên 60, & tách dần khỏi cội nguồn rock & blues truyền thống để khám phá nhạc Âu với 1 tầm nhìn bao quát hơn. Cũng giống như tất cả các thể loại khác, prog rock cũng có các nhánh ngầm, được định nghĩa dựa theo cách thức các nghệ sĩ vận dụng luồng nhạc mới này. Tuy nhiên, nếu muốn phức tạp hóa vấn đề thì sau rốt ta có thể định nghĩa được vô số những nhánh ngầm của prog. Vì vậy, để tránh phiền phức, ta chỉ liệt kê những nhánh lớn: experimental (Soft Machine, King Crimson), psychedelic (Pink Floyd), theatrical (Genesis), traditional (Emerson, Lake & Palmer), symphonic (Yes, Camel, Gentle Giant), và art rock/pomp rock trong thập niên 70 (Supertramp). Ngoài ra còn có trường phái Canterbury School (Caravan, Gong), hợp thể jazz - jazz fusion (Brand X, Frank Zappa), progressive rock Italy (Banco del Mutuo Soccorso, Le Orme, PFM), prog Đức (Floy – space rock, Amon Duul II – krautrock, Tangerine Dream, R.I.O. Henry Cow – prog electronics và Magma - zheul). Ngoài ra còn có prog không lời - instrumental prog (Mike Oldfield), prog folk (Jethro Tull, Renaissance, The Strawbs), prog hard progressive (Rush), neo-prog (Marillion, Arena, Pendragon) và prog metal (Dream Theater, Ayreon, Pain of Salvation). | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 18:52 | |
| II/ Những đặc điểm âm nhạc cơ bản của Progressive Rock
Thực sự là hầu như không có một yếu tố âm nhạc riêng lẻ cụ thể nào được dùng để định nghĩa hay được xem như là prog rock. Tuy nhiên, vẫn có một số khuynh hướng đáng chú ý, khá phổ biển (dù không phải là toàn cầu) - gần như là đặc trưng cho prog rock - sau:
1. Các sáng tác dài: đôi khi là hơn 20’, với giai điệu phức tạp nhưng rất hài hoà và cân đối. Các tác phẩm này thường được mô tả như những khúc ca epic (sử thi, trường ca..) và thể hiện sự nhất quán, gần gũi nhất của thể loại này với nhạc cổ điển. Những tác phẩm cũ thuộc loại này (xem như là những ca khúc có sự liên hợp giữa các part - xuất hiện đầu tiên của prog rock) là In Held Twas In l của Procol Harum (17’30”). Echoes (23’) của Pink Floyd; Supper’s Ready (23’) của Genesis; Thick As A Brick (44’) của Jethro Tull và Tales From Topographic Oceans của Yes – 1 album vỏn vẹn 4 bài hat. Những ví dụ gần đây có thể kể đến 6 Degrees of Inner Turbulence (47') của Dream Theater, Cassandra Gemini (33’) của The Mars Volta; hoặc Catch 33 (47’) của Meshuggah
2· Bên cạnh các sáng tác dài, rất nhiều ca khúc prog lại được chia thành các phần ngắn mà thường (ko phải luôn luôn) có thể nhận ra ngay trên tracklist. Trong một vài trường hợp, mỗi phần đó lại là một ca khúc riêng lẻ. Thông thường các ca khúc được chia theo thứ tự và sắp xếp theo kiểu 1 tổ khúc cổ điển. Ví dụ Close to the edge của Yes chia làm 4 phần; Thick As A Brick của Jethro Tull chia làm 2, 2112 của Rush chia làm 7: Shine On You Crazy Diamond của Pink Floyd lại chia làm 9 (!) dài hơn 20'; Octavarium của Dream Theater chia làm 8 và dài tới 23'
3· Lời bài hát được truyền tải - có nội dung rất phức tạp, thâm chí đôi khi là gần như không thể hiểu được - mang chủ đề về khoa học viễn tưởng (sci-fi), ảo giác ảo tưởng (fantasy), lịch sử, tôn giáo, chiến tranh, nội tâm, tư tưởng..và văn học. Các bài hát ProgRock hiếm khi có chủ đề về tình yêu - trừ khi là các bài hát có nội dung gắn kết mở rộng theo ý đồ của tác giả - và thực tế là không bao giờ có những đối tượng hướng tới giống như âm nhạc đại chúng (popular music). Hầu hết các ban nhạc ProgRock đều tránh đề cập trực tiếp hay có ý bình luận vè chính trị mà họ thường ra đưa chủ đề và tư tưởng album một cách kín đáo bằng lối biểu đạt phúng dụ, hàm ngôn - ví dụ như album Selling England By The Pound của Genesis có nội dung trói buộc bởi chủ đề về sự đấu tranh giữa chủ nghĩa thương mại và chủ nghĩa tự nhiên. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ như trường hợp của Pink Floyd với album The Final Cut – đã phê phán một cách mơ hồ Thatcherite Britain.
4· Concept Albums: là một album có một chủ đề thống nhất toàn bộ hoặc là một câu chuyện được diễn giải xuyên suốt album hoặc một series các albums. Đôi khi chúng được diễn đạt theo hình thức giống như một bộ film hay một vở kịch – thường được gọi là “rock operas” (nhạc-kịch rock) (định nghĩa này phát triển bởi The Who – dù rằng ban nhạc này thường không được coi là một band Progressive Rock). (Vào những năm mà chất dẻo mới phát triển, các concept album được ghi làm 2 bản record với một cover box được thiết kế rất đẹp và bắt mắt ). Những ví dụ các concepts nổi tiếng gồm của Genesis; series các concepts của Pink Floyd khởi đầu từ Dark Side Of The Moon. Gần đây ta có Operation Mindcrime của Queensryche, Metropolis II Scenes From A Memory của Dream Theater hay tuyệt phẩm Testimony của Neal Morse
5· Sử dụng rất nhiều loại nhạc khí thường ko được đem vào trong rock, bao gồm cả dàn phối nhạc điện tử cũng như một số phong cách vocal khác thường. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất có thể kể tới là cây sáo cực kì quyến rũ của frontman Ian Anderson của Jethro Tull. Các loại Keyboard như Sythesizer, organ, piano, và thậm chí là cả Mellotron rất thông dụng trong Prog Rock, nhưng lại rất hiếm khi thấy trong các thể loại rock khác. Một ví dụ nữa có thể đưa ra là ta có thể bắt gặp các các nhạc cụ nhạc khí ko phải xuất phát từ phương tây trong prog rock (đặc biệt một số loại hình percussion.). Gentle Giant là ban nhạc nổi tiếng nhất với kiểu vocal đặc trưng, dù cũng có rất nhiều prog-singer bên cạnh đó như Peter Hammill của VDGG có phong cách hát khá kì lạ.!... Một điều khá ngạc nhiên là trong những năm tháng cực thịnh của prog rock, việc sử dụng dàn nhạc giao hưởng cùng dàn đồng ca khá hiếm trong phạm vi các band prog nổi tiếng. Thay vào đó Mellotron thường được sử dụng để giả tiếng hợp âm đàn dây. Nhưng một band nhạc ít nổi tiếng hơn, Renaissance, vào thời điểm ấy, đã sử dụng 1 dàn nhạc thực sự một cách vượt xa cả những khuôn khổ thông thường.
6· Sử dụng tiết tấu / nhịp phức tạp / kĩ thuật rhythm / gam / tông nhạc và giai điệu bất thường, thậm chí đôi khi kì quặc. Có sự phối hợp đồng đều và cùng lúc của nhiều tiết tấu với từng nhạc cụ (Thela Hun Ginjeet của KC, có những đoạn mà các thành viên người chơi nhịp 7/8, người chơi 4/4 tạo nên những hiệu quả về sự thiếu cân bằng trong âm nhạc).
7· Những âm thanh vang, xa, cao và rộng xen lẫn với những đoạn rất nhỏ/im lặng hoặc lại rất ầm ĩ sắp xếp cùng trong một phần âm nhạc. Việc sử dụng công nghệ nén để giảm bớt các hiệu ứng này ít thông dụng trong các loại hình rock khác· Có những đoạn solo riêng cho từng loại nhạc khí (số các nhạc cụ nhạc khí này đôi khi có thể rất nhiều). Những nghệ sĩ đã góp phần tạo tiếng tăm cho hình thức này có thể kể đến tay guitar Steve Howe, 2 keyboardists Rick Wakeman và Keith Emerson, và tay trống Neil Peart.
8· Kết hợp cả các tác phẩm/một phần các tác phẩm cổ điển vào trong album. Ví dụ Emerson,Lake & Palmer đã thể hiện sự sắp xếp khéo léo các đoạn trích của các nhạc sĩ cổ điển như Copland, Bartok, Moussorgsky , và sử dụng rất nhiều các trích đoạn của J.S.Bach vào những khúc lead. Đôi khi các đoạn trích này được thể hiện như một phần rất quan trọng hoặc đặc biệt – Jethro Tull đã ghi âm một phiên bản của Boure’e (của Bach) mà trong đó, họ đã biến nó thành một bản nhạc “jazz lộn xộn - được chơi trong các hộp đêm” (theo lời của Ian Anderson)
9· Có sự gắn kết đầy tính thẩm mỹ giữa âm nhạc với các loại “nghệ thuật hữu hình” (visual art - một lớp nghệ thuật gồm vẽ, điêu khắc, film, nhiếp ảnh.và một số khác - tập trung vào các sáng tạo nghệ thuật mang hình ảnh có thực trong thiên nhiên). Xu hướng này khởi xướng bởi Beatles (với Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club) và được hưởng ứng nồng nhiệt vào thời kì cực thịnh của ProgRock. Một số band trở nên nổi tiếng vì sự kết hợp phát triển nghệ thuật trong album với những covers đẹp kì lạ của họ không kém sự nổi tiếng về âm nhạc của họ. Và với cách nhìn tổng thể cả nghệ thuật phối hợp + âm nhạc của 1 band ta có sự kết hợp thành một phong cách âm nhạc đặc trưng cho ban nhạc đó. Trong số những nghệ sĩ nổi tiếng về thiết kế thuộc nhóm này, đáng chú ý nhất là Roger Dean với những tác phẩm cho YES, Storm Thorgerson với studio Hipgnosis (làm việc với Pink Floyd).
10· Sự tráo đổi, giúp đỡ, phối hợp các thành viên của các ban nhạc khác nhau: có khuynh hướng là các thành viên của ban nhạc có thể tách ra làm những side project riêng với sự tham gia (do lời mời) của các nhạc công từ các ban khác hoặc thành viên của ban nhạc này tham gia vào một album của một ban nhạc khác. Ví dụ: Jon Anderson của YES hát trong một album của King Crimson; Robert Fripp của King Crimson chơi trong 2 album của Van Der Graaf Generator. .... | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:05 | |
| III/ Lịch sử Progressive Rock - thăng trầm qua các thời kì.
Progressive rock (1967 – hiện tại) Nhìn chung lịch sử prog rock được chia làm 3 giai đoạn, hay còn gọi nôm na là 3 đợt (waves), kể từ khi nó đc chính thức xuất hiện vào cuối năm 1967, tính đến nay là gần tròn 40 năm tồn tại. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ năm 1970 & kết thúc năm 1979. Giai đoạn 2 từ 1980 đến 1989 & giai đoạn 3 từ 1990 đến thời điểm hiện tại. Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn:
Trước thềm prog / tiền sử (1967 – 1969) Giai đoạn này được đánh dấu bởi album *suýt nữa thì prog* đầu tiên trong lịch sử. Vâng, đó chính là Frank Zappa & the Mothers of Invention với album Freak Out, nguyên tác năm 1966. Đây chính là công trình rock phức tạp đầu tiên. Ẩn chứa trong đó là những lời nhạo báng nhạc pop, là sự nghịch tai, là tinh thần tiên phong, là những ấn tượng kì quái, & trên hết, là những tiết tấu không thể lường trước. Tất cả hợp lại đã tạo nên Freak Out của Frank Zappa, 1 tác phẩm đã đập tan tất cả các thông lệ âm nhạc phổ biến từ trước đến giờ. Bên cạnh Freak Out, chúng ta còn có:
- Sergeant Pepper’s Lonely Hearts Club Band (The Beatles – 1967) - Days of Future Passed (The Moody Blues – 1967) - The Piper at the Gates of Dawn (Pink Floyd – 1967) - A Whiter Shade of Pale (Procol Harum – 1967) - Caravan (Caravan – 1968) - The Cheerful Insanity of Giles Giles & Fripp (Giles Giles & Fripp – 1968) - Ars Longa Vita Brevis (The Nice – 1968) - Volume 2 (The Soft Machine – 1969) - The Least We Can Do is Wave to Each Other (Van Der Graaf Generator/Peter Hammill – 1969)
Tuy không thể được coi là những sản phẩm của prog rock, những tác phẩm trên vẫn là những album đầu tiên của art rock, hay còn được gọi là những “cuộc thử nghiệm” (experiment) đầu tiên nhằm đưa nghệ thuật nhạc rock đến 1 tầm cao mới. Bằng cách thí nghiệm với nhạc điệu mới, với các thiết bị điện tử, với những nhạc cụ hiện đại, những kĩ thuật studio tân tiến, và nhất là qua việc “nhập khẩu” những làn điệu & í tưởng từ rất nhiều trường phái âm nhạc khác nhau trên thế giới, những nhóm nhạc này đã mở cho 1 làn sóng nhạc rock mới, tiến bộ hơn, nhưng đôi lúc cũng gây ra những sai sót đáng tiếc hơn. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:17 | |
| Giai đoạn đầu (1970 – 1979): kỉ hoàng kimTrong khi The Beatles được tôn vinh là “ những người hùng của giai cấp công nhân” thì nhiều nhạc sĩ lại xuất thân từ các gia đình trung lưu hoặc hạ trung lưu. Họ được huấn luyện chơi nhạc cổ điển, và được giáo dục ở các trường đại học, cao học. Và họ sẵn sàng sáng tác rock theo phong cách riêng của mình. Trong những năm cuối cùng của thập niên 60, những nhóm nhạc Anh bắt đầu phá vỡ những khuôn khổ được áp đặt lên họ bởi nền công nghiệp âm nhạc. Họ muốn có sự khác biệt, mà những bài hát ngắn ngủn dài có 3 phút với verse & chorus lại không thể làm được điều này. Thế là 1 bộ phận chuyển hướng sang psychedelic rock; 1 số khác đi theo chân The Beatles; 1 số lại trở thành cha đẻ của trường phái metal (Black Sabbath). Họ đã chọn phương pháp dung hợp rock, nhạc cổ điển, folk, jazz, nhạc điện tử, nhạc hiện đại, trung đại & nhiều thể loại khác. Họ quyết định bỏ rơi cấu trúc couplet/refrain nhằm tìm kiếm sự tự do ẩn chứa trong các nhạc điệu phức tạp hơn. Jerry Lucky, tác giả cuốn Hồ sơ progressive rock, điểm 1 số yếu tố tạo nên progressive rock như sau: “ bài hát dài hơn, nhịp độ biến đổi khôn lường, có sử dụng dàn giao hưởng & những từ như cosmic hay philosophical, v.v…” Đây chính là những nhân tạo nên prog rock trong thời kì đầu. Ngày 10 tháng 10 năm 1969 được đánh dấu là ngày đầu tiên trong lịch sử prog rock thực sự, khi album In the Court of the Crimson King của ban nhạc King Crimson đã đập tan tất cả những qui ước từ cổ chí kim trong làng nhạc rock. Album đầu tay này của King Crimson đã hòa hợp nhạc psychedelic với nhạc giao hưởng, điện tử, jazz, mellotron, kĩ thuật studio mới, và đôi chỗ còn điểm thêm cả metal & folk, để tạo nên 1 thứ nhạc prog rock già dặn & cực kì táo tợn. Track Listings 1. 21st Century schizoid man Mirrors (7:20) 2. I talk to the wind (6:05) 3. Epitaph (8:47) a) March for no reason b) Tomorrow and tomorrow 4. Moonchild (12:11) a) The dream b) The illusion 5. The court of the crimson king (9:22) a) The return of the fire witch b) The dance of the puppets Total Time: 43:45 Line-up/Musicians - Robert Fripp / guitar - Greg Lake / bass guitar, lead vocals - Ian McDonald / reeds, woodwind, vibes, keyboards, mellotron, vocals - Michael Giles / drums, percussion, vocals - Peter Sinfield / words and illumination Releases information LP Atlantic 8245 (1969) CD Virgin 848099 (2001) LP EG EGLP-1 CD Plan 9/Caroline 1502 CD Caroline 1502 (1999) CS EG EGMC-1 CD EMI 811270 CD Discipline GM UK (2005) Cùng vào khoảng thời gian đó, những nhóm khác cũng đang bắt đầu phát triển những phong cách độc đáo, tinh tế & sáng tạo, trong đó có thể kể đến Genesis, Caravan, Jethro Tull, PFM, Pink Floyd và Stupertramp. 30 năm sau này, vô số những band nhạc prog sẽ nhắc đến họ khi đề cập đến những di sản của prog rock. Một điều rất đáng chú ý rằng, trừ ELP, những band này bắt đầu sự nghiệp của họ trước cả KC, nhưng cuối cùng lại thay đổi phong cách nhạc bằng việc đi theo In the Court Of The Crimson King. Còn với ELP, họ lại được thừa hưởng tay bassist kiêm singer Greg Lake từ King Crimson Prog được đặc biệt ưa thích ở châu Âu. Thật vậy, PR là thể loại đầu tiên làm say đắm ng` nghe ở nhiều đất nước như Ý và Pháp. Thời kì này chứng kiến một số lượng lớn progressive band ở châu âu, đặc biệt đáng kể là Premiata Forneria Marconi (PFM) và Banco del Mutuo Soccorso (đã nói ở trên), Le Orme từ Ý, Ange và Magma từ Pháp. Trong những band này chỉ có PFM là thành công đặc biệt trong giới prog dùng tiếng Anh. Đức cũng có một band Prog nổi tiếng, thường được nhắc đến là Krautrock. Đặc biệt Prog ở Ý được biết đến và nói đến như 1 thể loại riêng rẽ ("Italian symphonic rock"), mặc dù đa số các ban nhạc này chỉ thành công trên quê hương họ. Ngày nay những CD của những ban nhạc vô danh trước đây như Museo Rosenbach, Osanna, Il Balletto di Bronzo, Semiramis etc.,cùng những CD danh tiếng hơn, lại được các progfan thực sự ưa thích classic prog lùng kiếm và nó cũng thu hút thị hiếu âm nhạc cao của những nhà phê bình nghệ thuật và các trường ĐH. 1 yếu tố mạnh mẽ của những người tiên phong và nền văn hoá-đối lập được kết hợp với 1 Prog. Vào những năm 70, Chris Cutler của Henry Cow tạo thành 1 bộ sưu tập lỏng lẻo của những nghệ sĩ được nhắc đến như RIO mà mục đích của nó về cơ bản là để đối lập lại với nền công nghiệp âm nhạc. Những thành viên gốc gồm nhiều nhóm khác nhau như Henry Cow, Samla Mammas Manna, Univers Zero, Etron Fou Leloublan, Stormy Six, và Art Zoyd, Art Bears, Aqsak Maboul về sau. Phong trào này chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn nhưng những nghệ sĩ đã được biết đến như một trong số những người tiên phong của Avant-progressive rock. Âm nhạc tăm tối, lối chơi phóng túng, và bất chấp những cấu trúc thông thường, tất cả những điều đó được dùng để miêu tả những nghệ sĩ này. Dưới đây danh sách 1 số band nhạc vĩ đại nhất, những con người đã đặt nền móng cho “làn sóng prog rock” đầu tiên.The Moody Blues – Anh Quốc Năm 1964 The Moody Blues bắt đầu sự nghiệp khi chơi 1 trường phái nhạc rock chịu ảnh hưởng sâu sắc từ R&B. Thế nhưng sau này họ lại được người đời nhắc đến với danh nghĩa 1 trong những nhóm nhạc cách tân & tồn tại lâu dài nhất trong số những band xuất hiện từ những năm 60. Các thành viên bao gồm: Graham Edge (trống), Mike Pinder (keyboard), Ray Thomas (guitar), John Lodge (bass), & Justin Hayward (guitar). The Moodies đã hớp hồn các fan âm nhạc trên khắp thế giới với album mang tính chất bước ngoặt Days of the Future Passed, 1 trong những tác phẩm rock cổ điển sớm nhất, trong đó có sự cộng diễn của Giàn giao hưởng fesvital thành Luân Đôn. Đây thực sự là 1 album không thể bỏ qua trong bộ sưu tập của bạn. Từ năm 1967 đến 1974, họ đã sáng tác 7 album rất thành công, trong đó tất cả đều được trao giải đĩa vàng, ví như On the Threshold of a Dream hay Question of Balance. Kể từ những năm 70 âm nhạc của họ bắt đầu mang đầy tính tham vọng, chất nhạc đồng quê & tính nhân văn sâu sắc. Những bản nhạc của họ được cả 5 thành viên tham gia sáng tác. Sau đó vào giữa những năm 70 nhóm dường như chìm vào “giấc ngủ đông”, khi mỗi người bọn họ đều phát hành album solo (Hayward & Lodge là 2 người thành công nhất, với tác phẩm Blue Jays). Nhóm tái hợp trong thập niên 80 & lại tiếp tục sự nghiệp đang còn dang giở khi họ cho ra album Long-Distance Voyager. Mặc dù trong thập niên 90 họ đã xuống dốc (về mặt thương mại), nhưng The Moodies vẫn mở những tour diễn & đôi lúc vẫn cho ra đời những album mới – trong đó có Strange Time (1999). Những album xuất sắc: Days of Future Passed (1967), In Search of the Lost Chord (1968), On the Threshold of a Dream (1969), To Our Children’s Children’s Children (1970), A Questrion of Balance (1970), Every Good Boy Deserves Favour (1971), và Seventh Sojourn (1972)Pink Floyd – Anh Quốc Pink Floyd là 1 trong những ông tổ của trường phái prog rock. Nhưng không những thế, có lẽ họ còn là nhóm được ưa thích nhất thuộc dòng nhạc này. Syd Barrett, người thành lập nhóm – nay đã quá cố, cũng chính là người đã đặt tên cho band dựa theo tên của 2 nhạc sĩ blues: Pink Anderson & Floyd Council. 2 cái tên này hợp lại có nghĩa là hồng hạc (pink flamingo). Pink Floyd được thành lập từ giữa thập niên 60, thời cực thịnh của psychedelic rock, thế nhưng thực tế họ lại đóng góp không nhỏ vào trường phái mà ngày nay chúng ta gọi là progressive rock, & cả space rock nữa. Những album xuất sắc: The Dark Side of the Moon (1973), Wish You were Here (1975), Animals (1977), và The Wall (1979)Jethro Tull – Anh Quốc Mặc dù các thành viên của Jethro Tull đều là các nghệ sĩ bậc thầy, nhưng trên thực tế hầu hết công cuộc gây dựng & duy trì nhóm lại là công lao của 1 mình Ian Anderson (vocal, lời nhạc & sáo). Thật vậy, nghệ thuật chơi sáo của Anderson là 1 trong những nhân tố đặc thù của nhóm. Nhạc của họ là sự kết hợp giữ folk, nhạc trung cổ, blues, jazz, rock, nhạc cổ truyền, v.v… & v.v… Ngày nay, khi đã bán được 60 triệu bản đĩa & mỗi năm lại tổ chắc hơn 250 buổi hòa nhạc tại 40 nước trên thế giới, Jethro Tull vẫn liên tục sáng tác & lưu diễn. Có thể nói rằng, họ là 1 trong những tượng đài của làng progressive rock, & là 1 trong những nhóm được ưa chuộng nhất. Những album xuất sắc: Aqualung (1971), Thick as a Brick (1972), và Heavy Horses (1978) Caravan – Anh Quốc Năm 1967 The Wilde Flowers, 1 band nhạc R&B/jazz (thành lập tại Canterbury năm 1964), tan rã. Từ những tàn tích của nhóm, tháng 1 năm 1968 Pye Hastings (guitar kiêm vocal), Richard Sinclair (bass kiêm vocal), David Sinclair (keyboard), & Richard Coughlan (trống) đã vực dậy & thành lập Caravan. Sự pha trộn tính hài hước với nhạc progressive đã tạo nên 1 phong cách rất đặc trưng của Caravan, tuy rằng nó vẫn chịu ảnh hưởng từ nhạc cổ điển, jazz & nhạc cổ truyền Anh. Ngày nay nhóm vẫn hoạt động, & vẫn mở rất nhiều show diễn live tại Anh & Hà Lan, và 2002 đã đánh dấu chuyến lưu diễn đầu tiên của họ tại Hoa Kì trong sự nghiệp 28 năm. Album xuất sắc: If I Could Do it All over Again, I’d Do it All over You (1970), In the Land of Grey & Pink (1971), và For Girls Who Grow Plump in the Night (1973) King Crimson – Anh Quốc Nhiều người cho rằng progressive rock xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1969 với sự ra mắt album đầu tay của King Crimson. Tuy vậy, như đã trình bày trên trên, những mầm mống của trường phái progressive thực tế đã được thai nghén từ 1967 (hoặc thâm chí trước đó). The Beatles, Pink Floyd, The Moody Blues và Procol Harum đều đã “lát đường” cho prog trong những năm từ 1967 đến 1969. Năm 1969, 1 nhóm nhạc sĩ trẻ người Anh đã cho ra đời album In the Court of the Crimson King khi mới chỉ làm việc với nhau được vài tháng. Được thành lập nhờ Robert Fripp (guitar), King Crimson từng phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi “hàng ngũ”. Trong số những gương mặt đã từng chơi trong nhóm có những nhân vật nổi trội như Greg Lake, Bill Bruford, John Wetton, Adrian Belew & Tony Levin. Mặt khác, ngoài King Crimson ra Fripp còn cộng tác với 1 số nhạc sĩ khác như Brian Eno, Peter Gabriel & David Bowie, và để lại cho chúng ta 1 vài album solo của ông. Album xuất sắc: In the Court of the Crimson King (1969), In the Wake of Poseidon (1970), và Lizard (1970) Genesis – Anh Quốc Trước khi quay lưng & đi theo trường phái pop-rock vào giữa thập niên 80, Genesis đã từng là 1 trong những prog band được nhiều người sùng bái nhất. Thời hoàng kim của nhóm là vào năm 1971, khi tay giống Phil Collins & tay guitar Steve Hackett gia nhập nhóm (lúc đó mới gồm vocalist Peter Gabriel, keyboard Tony Banks & tay bass Mike Rutherford). Các bản nhạc của họ trở nên mềm mại, uyển chuyển mà hoành tráng hơn nhờ nghệ thuật sân khấu & đệm lời độc đáo của Peter Gabriel cộng thêm keyboard của Tony Banks (chủ yếu là mellotron). Có thể nói rằng, Genesis là 1 trong số ít những band có ảnh hưởng lớn đến prog rock, & di sản của họ sẽ còn được người đời nhớ đến dài dài. Album xuất sắc: Nursery Cryme (1971), Foxtrot (1972), Selling England by the Pound (1973), The Lamb Lies Down on Broadway (1974)
Được sửa bởi ngày Mon 8 Oct 2007 - 19:21; sửa lần 1. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:20 | |
| Van der Graaf Generator – Anh Quốc Có thể VdGG không phải là nhóm nhạc đầu tiên bạn nghĩ tới khi đề cập đến prog rock, nhưng album Pawn Hearts của họ không những đáng được thưởng thức, mà nó còn có giá trị to lớn về mặt lịch sử. Peter Hammill (vocal, lyrics) mang 1 giọng hát khá đặc biệt, 1 giọng hát có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tay prog vocal lớp hậu sinh sau này. Trong Pawn Hearts, nhóm cũng sử dụng piano, keyboard, kèn saxophone, & cả guitar do Robert Fripp (King Crimson) đảm nhiệm. Mặc dù âm hưởng của folk, blues, rock & jazz đều hiển hiện trong phong cách của VdGG, ta không thể liên hệ trực tiếp những trường phái này với nhạc của họ. Album xuất sắc: H to He, Who am the Only One (1970), Pawn Hearts (1971), Godbluff (1975), và Still Life (1976)
Yes – Anh Quốc Cùng với Genesis, Yes cũng là 1 trong những nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến trường phái progressive. Thời hoàng kim của Yes bắt đầu từ 1971 (cùng thời với Genesis), khi “đội hình” của họ gồm Jon Anderson (vocal, lyrics), Chris Squire (bass), Steve Howe (guitar), Bill Bruford (trống) & Tony Kaye (keyboard). Tuy vậy, Yes chỉ đạt tới đỉnh cao thật sự khi Tony Kaye được thay thế bởi thiên tài Rick Wakeman vào năm 1972. Tại thời điểm đó, có lẽ đội hình của Yes bao gồm những thành viên tài năng nhất trong lịch sử prog rock. Album xuất sắc: The Yes Album (1971), Fragile (1972), và Close to the Edge (1972)
The Strawbs – Anh Quốc Nhóm nhạc nổi đình nổi đám thời thập niên 70 này có nhiều điều khác biệt với lớp đàn anh đi trước (The Moody Blues, King Crimson, Pink Floyd). Âm nhạc của họ là sự kết hợp giữa nhạc dân ca cổ truyền Anh & rock hiện đại, tạo nên 1 phong cách độc nhất vô nhị. Trong sự nghiệp của mình The Strawbs đã phát hành 15 album, đã trải qua nhiều đợt thay người, & cũng là nhóm đầu tiên chiêu mộ tay keyboard Rick Wakeman. Nhân vật duy nhất chưa từng bị thay thế là Dave Cousins, trưởng nhóm (ông này cũng đã từng cho ra đời nhiều album solo kiệt xuất). Thời đỉnh cao của nhóm bắt đầu với album Grave New World, & kết thúc với Ghosts, còn album hay nhất có lẽ là Bursting at the Seams. Album xuất sắc: From the Witchwood (1971), Grave New World (1972), Hero & Heroine (1974), và Ghosts (1975)
Le Orme – Italy Italy cũng là nơi sản sinh ra nhiều tài năng prog rock vào thập niên 70 & 90, và Le Orme chính là 1 trong những tài năng đó. Được thành lập dưới trướng tay bass Aldo Tagiapietra, keyboard Toni Pagliuca & tay trống Mike dei Rossi, nhóm gợi cho chúng ta nhớ đến những band được thành lập dựa vào keyboard như Rare Bird, The Nice, Atomic Rooster, etc. & thậm chí cả Banco del Mutuo Soccorso. Tuy chỉ tồn tại trong thập niên 70, nhưng trong thời gian đó nhóm đã sáng tác được 4 album prog rock tuyệt hảo, mang đậm dấu ấn phong cách Emerson, Lake & Palmer. Bước sang thế kỉ 21, Le Orme đã tái hợp với 1 đội hình 4 người (keyboard/sitar, bass, keyboard & trống), cộng thêm tay guitar cộng diễn của Il Fiume, và họ lại tiếp tục những gì đã bỏ sót ngày xưa. Họ vẫn sáng tác những album mới, ví như Elementi (2001) & L’Infinito (2004). Album xuất sắc: Felona e Serona (1973), Contrapunti (1974), và Elementi (2001)
Renaissance – Anh Quốc Được gây dựng lên từ đống tro tàn của The Yardbirds (cũng là căn nguyên của Led Zeppelin) vào năm 1969, Renaissance cũng từng trải qua nhiều lần thay người, với sự ra đi Keith, Jane Relf & McCarty vào năm 1971. Sau đó nhóm đã phát hành 2 album nhưng chưa bao giờ thật sự thành công trong làng prog. Đội ngũ mới của Renaissance bao gồm Michael Dunford (guitar), Jon Camp (bass), John Tout (keyboard), Terry Sullivan (trống) & Annie Haslam (vocal); tuy nhiên lời nhạc lại được nữ thi sĩ Betty Thatcher sáng tác. Renaissance đã kết hợp 2 luồng nhạc cổ điển & rock để tạo nên 1 số những tác phẩm điêu luyện vào loại bậc nhất trong trường phái progressive folk rock. Thế nhưng đến cuối những năm 70 dòng prog folk bắt đầu mờ nhạt dần, kéo theo đó là sự tụt hạng của nhóm. Album xuất sắc: Ashes are Burning (1973), Turn of Cards (1974), Scheherezade and Other Stories (1975), và A Song for All Seasons (1978)
Emerson, Lake & Palmer – Anh Quốc Emerson, Lake & Palmer là “band siêu hạng” đầu tiên trong làng prog: Keith Emerson đã từng là keyboard của The Nice, Greg Lake từng là tay bass/vocal trong King Crimson, Carl Palmer – tay trống trong nhiều nhóm (trong đó có Atomic Rooster). Nhạc của Emerson, Lake & Palmer chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhạc cổ điển; thật vậy, ngoài những tác phẩm prog rock bình thường, nhóm còn cho ra đời rất nhiều tuyệt tác cổ điển pha prog rock không lời khác. Âm thanh của cây đàn Moog synthesizer chính là 1 trong những yếu tố quyết định trong phong cách của nhóm. Họ cũng được biết đến qua tài năng trong nghệ thuật sân khấu – điển hình là cách thức Emerson sử dụng đàn Hammond organ. Album xuất sắc: Emerson, Lake & Palmer (1970), Tarkus (1971), Trilogy (1972), Brian Salad Surgery (1973)
Gentle Giant – Anh Quốc Gentle Giant là 1 band nhạc độc nhất vô nhị, nhưng lại bị xem thường bởi công luận, kể cả những fan prog rock. Nhạc của Gentle Giant là sự kết hợp hài hòa mà phức tạp giữa rock cổ truyền & nhạc trung đại, cộng thêm âm hưởng của nhạc cổ điển, jazz & folk, và thường đề cao những đoạn vocal cũng như không lời vô cùng phức tạp, rối rắm khiến nhiều fan prog còn non chạy mất dép. Album xuất sắc: Gentle Giant (1970), Three Friends (1972), The Power and Glory (1974), và Free Hand (1975)
Hawkwind – Anh Quốc (1970) Qua 30 năm diễn xuất, có lẽ Hawkwind đã trở thành nhóm rock underground nổi tiếng nhất thế giới. Họ được thành lập trong cuối thập niên 60 bởi Dave Brock (guitar kiêm vocal), Mick Slattery (guitar) & Nik Turner (saxophone, sáo kiêm vocal). Dave Brock chính là trưởng nhóm, & là người lèo lái Hawkwind. Nếu không có ông, chắc chắn nhóm sẽ không thể tồn tại được đến ngày hôm nay. Lịch sử của Hawkwind đặc biệt ở chỗ, trong 1 thời gian nhóm đã phải thay người trên dưới 40 lần. Âm nhạc của họ luôn luôn đổi mới: từ 1 phong cách đậm chất jazz (Hawkwind), đến âm thanh acoustic đầy tính thực nghiệm trong những album đầu tay (In Search of Space), rồi đến phong cách metal trong thời thịnh trị (giữa thập niên 70), rồi cuối cùng là âm thanh điện tử trong những album mới nhất (Electric Teepee). Thông qua những cuộc thực nghiệm, thay đổi phong cách như vậy, Hawkwind đã tạo ra 1 nhánh mới trong làng prog, được biết đến với cái tên psychedelic space-rock, & họ cũng đã trở thành những bậc thầy của trường phái acid-space rock. Album xuất sắc: In Search of Space (1971), Hall of the Mountain Grill (1974), Warrior on the Edge of Time (1975), và Leviation (1980)
Supertramp – Anh Quốc Có 1 trường phái gần giống với progressive rock mà người ta gọi là sophisto rock. Supertramp là 1 nhóm pop với 1 phong cách phức tạp, 1 nhóm nhạc vẫn còn khả năng sáng tác những ca khúc tuyệt hảo như Crime of the Century và Dreamer. Đó là những ca khúc độc nhất vô nhị, sôi nổi & vui nhộn. Những album đầu tiên của nhóm chính là sự thoát li khỏi cái vô cảm thường được thể hiện trong prog rock. Vì thế, nhạc của Supertramp được người đời mô tả là đồng bóng, vui tươi, mịn màng, v.v… & v.v… 1 điều đáng chú í nữa là đôi lúc họ lại pha trộn chút hài hước vào nhạc của mình. Ngày nay, khi đã bán được 18 triệu bản trên toàn thế giới, album Breakfast in America của nhóm có thể được coi là 1 trong những album pop/rock vĩ đại nhất của thập niên 70. Sau album này, Supertramp liền chuyển hướng & phong cách của họ bắt đầu thiên về R&B hơn. Album đại diện: Crime of the Century (1974), Crisis? What Crisis? (1975), Even in the Quietest Moments (1977), Breakfast in America (1979)
Eloy – Đức Eloy có thể xem là ông hoàng của trường phái prog Đức. Sự trường tồn của nhóm là nhờ công của Franck Bonermann, người đàn ông đã hoạch định số phận của Eloy ngay từ năm 1971. Tất cả những nghi ngờ về khả năng trụ vững của nhóm từ phía công luận đã bị đập tan khi họ phát hành tuyệt phẩm Ocean 2 vào năm 1998. Trong album đó, hiện tại & quá khứ đã hợp nhất, tạo nên 1 tác phẩm symphonic/echo-electronic đỉnh cao, mở đường cho những thành công kế tiếp. Tại xứ sở của đại thi hào Goethe, người ta vẫn trọng vọng Eloy như người Italy đã từng tôn sùng PFM, Le Orme hay Banco. Album đại diện: Dawn (1976), Ocean (1977), Silent Cries and Mighty Echoes (1979), và Ocean 2 (1998)
Premiata Forneria Marconi – Italy Có thể nói PFM là nhóm nhạc prog Italy nổi tiếng nhất. Nhạc của họ mang âm hưởng của Genesis và Elp, & được phong phú hóa nhờ sự sử dụng đàn vĩ cầm, tạo nên 1 thứ âm thanh không nhóm nào khác có được. Trong 1 nỗ lực nhằm thu hút sự chú í của nhiều người hơn (nhất là những nước nói tiếng Anh), người ta đã thuyết phục PFM cover lại (bằng tiếng Anh) 2 album được họ sáng tác năm 1972. Pete Sinfield (người đệm lời cho King Crimson) đã đảm trách nhiệm vụ dịch (hay nói đúng hơn là sáng tác lại) lời cho album Photos of Ghosts. Tuy không được hay bằng phiên bản gốc tiếng Italy, Photos of Ghosts vẫn là 1 album đáng được các fan progressive để mắt tới. Album đại diện: Storia di un Minuto (1972), Per un Amico (1972), và Photos of Ghosts (1973)
Banco del Mutuo Soccorso – Italy Thường được so sánh với Emerson, Lake & Palmer hay Genesis trong thời kì hoàng kim, không thể phủ nhận rằng Banco là 1 trong những band prog rock người Italy vĩ đại nhất trong thập niên 70. Nhạc của họ mang âm hưởng của folk, nhạc cổ điển, cộng thêm của những nhóm thực nghiệm của Anh thời đó, ví như Genesis, The Nice & nhiều nhóm khác. 3 album đầu tiên của Banco là 3 tác phẩm kinh điển, mang đậm chất baroque, tiếng keyboard tuyệt vời của anh em nhà Nocenzi, tiết tấu cực kì phức tạp & vocal mạnh mẽ. Bước sang thế kỉ mới, Banco vẫn còn đó, vẫn chơi thứ nhạc tinh tế đó, với sự 1 nồng nhiệt chưa hề phai sau hơn 30 năm trời. Album đại diện: Banco del Mutuo Soccorso (1972), Darwin (1972), Io sono Nato Libero (1973), và Banco (1975)
Camel – Anh Quốc Nếu như Jethro Tull là hiện thân của Ian Anderson, thì Camel lại là hiện thân của cây guitar Andy Latimer. Nhạc của Camel chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi jazz, & những ca khúc của họ thường rất dài, mang theo những đoạn nhạc không lời du dương trầm bổng. Họ chính là 1 trong những mũi giáo trong phong trào progressive rock, & có quan hệ ít nhiều với trường phái prog tại Canterbury – trong thời kì đầu (đầu thập niên 70) họ đã từng đi theo bước chân của Caravan trước khi tự tạo cho mình 1 phong cách riêng. Hiện tại nhóm vẫn còn hoạt động, & đã tuyển thêm 1 tay trống người Canada gốc Pháp. Album đại diện: Mirage (1974), The Snow Goose (1975), Dust & Dreams (1991), và Harbor of Tears (1996)
Rush – Canada Rush là 1 nhóm 3 người được thành lập tại Canada giữa thập niên 70. Phong cách của họ thay đổi theo từng 3 album một, bắt đầu từ Caress of Steel (1975) & 2112 (1976), khi sự nghiệp của nhóm bắt đầu thăng hoa. Rồi album thứ 3, A Farewell to Kings ra đời (1977) & chứng minh Rush là 1 band nhạc prog thật sự. Tuy vậy, Hemispheres (1978) mới là album đem đến thành công trên toàn thế giới cho họ, & Rush trở thành 1 trong những nhóm prog đáng được kính nể. Album đại diện: 2112 (1976), A Farewell to Kings (1977), và Hemispheres (1978)
Kết thúc giai đoạn đầu Chắc hẳn mọi người để í thấy rằng, tất cả các band được đề cập đến ở trên kia đều thành lập vào giai đoạn trước năm 1975. Đó là bởi vì đến thời điểm đó, giống như thời trang, prog rock đã bị bỏ ngỏ. Công luận bắt đầu chạy theo “mùi mới”, punk rock. Đó là 1 quá trình hoàn toàn tự nhiên. Thêm nữa, các nhóm prog cũng bắt đầu sáng tác những album quá đỗi phức tạp, làm giảm đi phần nào thiện í từ phía công luận. Vì thế, từ năm 1975 trở đi, prog rock tụt dốc thê thảm, & gần như biến mất trong nhiều năm. Thật vậy, không những suy yếu rõ rệt, mà trường phái này còn bị các đấu trường âm nhạc phẩy tay. Tuy nhiên, prog rock đã được phục hồi khi cái thâm thúy, nghệ thuật bậc thầy, sự tinh tế & trí tưởng tượng phong phú gắn liền với nó hất cẳng cái đơn điệu & “sự thật phũ phàng” có trong punk. Vào đầu những năm 80, 1 vài tên tuổi gạo cội, cùng với nhiều nghệ sĩ trẻ đã hợp sức tạo nên 1 làn sóng prog rock mới, và làn sóng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay dưới nhiều hình thức khác nhau. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:25 | |
| Giai đoạn 2 (1980 – 1989): neo-progressive rock
Như ta đã biết, cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 là giai đoạn hoàng kim của progressive rock, thế nhưng nó cũng là thời nó bị công luận phẩy tay, bôi nhọ. Tuy nhiên bất chấp những lời rèm pha ấy, & bất chấp làn sóng punk đang nổi lên như cồn từ 1977, 1 vài nhóm prog vẫn kiên định với trường phái của mình & tiếp tục sáng tác. Vài ban nhạc Prog đã mạnh dạn thay đổi phong cách, làm cho nó đơn giản và mang tính thương mại hơn. Vào năm 1982, nhóm nhạc được mong đợi nhiều nhất là Asia gồm Yes, ELP, King Crimson, và Yes, đã gây kinh ngạc (và thất vọng) với album đầu tay mang phong cách pop. Single "Heat of the Moment" lọt vào top 5 và lên xuống mạnh mẽ trong xếp hạng MTV trong nhiều năm, trong khi album đầu tiên của Asia trở thành 1 đĩa phải hạ giá vào năm 1982. Điều này chm 1 thị trường PR ở Anh có nhiều tính thương mại hơn, ngẫu nhiên, phong cách này cùng được cho ra đời bởi các band Journey, Styx trong vài năm.
Một số ban nhạc Anh khác đã đi theo ví dụ có lợi của Asia. 1983, Genesis đạt được vài thành công quốc tế với “Mama”. Điều này cho thấy 1 chỉ đạo rất thương mại trong suốt những năm 80. Vào 1984, Yes cũng có sự trở lại ngạc nhiên với 90125, với single số 1 của họ tại Mĩ : "Owner of a Lonely Heart.". Viết bởi tay guitar Trevor Rabin - là người đầu tiên tham gia Yes, "Owner" đã đưa đến cho họ 1 con đường chơi nhạc discos. ..... Tương tự, Pink Floyd's A Momentary Lapse of Reaso xuất hiện những ca khúc ngắn và nhiều âm thanh điện tử hơn.
Rất nhiều Progfan ko thích xu hướng này của các band trên, nhưng 1 số khác lại chấp nhận sự thay đổi và trở nên ưa thích loại nhạc đó. Chẳng hạn như Yes đã tận hưởng sự phục hưng ngắn trong những năm 80 với 1 lượng fan gồm cả cũ và mới. Ngoài ra, nhiều Progband khác như Rush đc cho là đã mang đến những chất liệu âm nhạc xuất sắc nhất của họ khi trộn lẫn âm nhạc của New Wave với những âm thanh của Prog thời kì đầu. Những nhóm còn lại, ví như King Crimson, thì vẫn chơi prog thuần, nhưng đã bỏ lại đằng sau những âm hưởng của nhạc thính phòng. Trong thập niên 70 này, duy chỉ có Rush là thành công trong việc hợp thể 2 yếu tố progressive & âm nhạc thị trường, vốn đã kị nhau như lửa với nước, để trở thành 1 band siêu hạng thực sự.
Cùng lúc đó, bất chấp việc công chúng & các nhà phê bình đã khước từ nhạc prog, vào đầu những năm 80 nhiều nhạc sĩ trẻ vẫn hào hứng muốn lật ngược thế cờ & sáng tác những ca khúc prog rock thực sự. Trong số đó, chỉ có Marillion, IQ và Pendragon là đạt được ít nhiều thành đạt. Tuy nhiên, với thành công của Drama (Yes) vào năm 1980, mặc dù làn sóng prog thứ 2 chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn, nó đã chứng tỏ rằng trường phái progressive chưa hề bị mai một, và rằng thị hiếu của 1 phần công chúng vẫn rất háo hức với thể loại nhạc này.
Neo-progressive (tân prog)
Nếu như định nghĩa về prog rock vẫn còn mờ mịt & thiếu hoàn chỉnh, thì định nghĩa về neo-prog còn mơ hồ hơn cả vậy, chủ yếu là vì thuật ngữ này được sử dụng cho rất nhiều mục đích. 1 số người sử dụng nó để mô tả nhạc của những nhóm được thành lập trong giai đoạn 2 – tức neo-progressive có nghĩa là làn sóng prog mới. Thiết nghĩ suy luận như vậy cũng hợp lí, bởi vì sau cùng thì, tuy có chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các nhóm prog tiên phong, nhưng nhạc của những nhóm neo-prog cũng có những tính chất khác biệt rõ rệt. Mặc dù vậy, lại có những người cho rằng việc sử dụng thuật ngữ neo-progressive là đã làm giảm giá trị, thậm chí phỉ báng prog truyền thồng – họ tin rằng chỉ những tác phẩm prog rock được sáng tác vào thập niên 70 mới xứng được gọi là progressive. Người viết bài này [không phải mỗ] cho rằng quan điểm này không những thiển cận & bóp méo bản cất của prog rock, mà còn có tiềm năng gây bất hòa giữa các fan hâm mộ. Thật vậy, có những người còn sử dụng thuật ngữ neo-progressive nhằm mục đích miệt thị những band nhóm prog họ không ưa được thành lập sau này. Dưới đây là danh sách 1 số band nhóm đã có những đóng góp vào công cuộc chấn hưng prog rock trong thập niên 80, & đáng được người đời để mắt tới.
Rush – Canada Không những đã tạo dựng cho mình 1 hình tượng vững chắc, đáng sùng kính trong lòng người hâm mộ vào thập niên 70, vào đầu thập niên 80 bộ tam Rush đã cho ra đời 3 album mới, đánh dấu 1 bước ngoặt trong sáng tác của nhóm: từ 1 phong cách đặc sệt progressive trở thành 1 phong cách thị trường hơn, mềm mỏng hơn mà vẫn mang âm hưởng prog rõ rệt, và vì thế, thực chất Rush đã thoát thai hoàn cốt, trở thành 1 nhóm neo-prog. Ngoài ra, vào giai đoạn này bìa album của Rush luôn được thiết kể bởi họa sĩ tài ba Hugh Syme, cộng thêm cho khả năng thành công của các tác phẩm. Album xuất sắc: Permanent Waves (1980), Moving Pictures (1981), và Signals (1982)[/b
[b]Marillion – Anh Quốc Nhóm được thành lập năm 1978 bởi Mick Pointer dưới cái tên Silmarillion, rồi cây guitar Steve Rothery gia nhập vào năm 1979, Fish (vocal/lyrics) vào năm 1980, và họ đã đổi tên thành Marillion. Sau đó, nhóm liền sáng tác, công diễn & thử nghiệm các tác phẩm trong suốt 2 năm trời trước khi phát hành album đầu tiên vào năm 1982. Mặc dù progressive rõ ràng dó có sự sử dụng những yếu tố prog, nhạc của họ vẫn dễ nghe, dễ hiểu hơn nhạc prog truyền thống. Vì ta, ta có thể lí luận rằng Marillion là band nhạc đầu tiên xứng được gọi là neo-prog. Ảnh hưởng lớn nhất tới sáng tác của nhóm có lẽ là Genesis, thế nên bọn “gà” thường cho rằng Marillion nhái lại Gene. Thật vậy, phong cách vocal của Fish rất giống với Peter Gabriel. Tuy nhiên, ngẫm đi ngẫm lại ta sẽ thấy giọng ca của Fish nghe “đàn ông” hơn nhiều. Sau khi phát hành album đầu tiên, Mick Pointer rời nhóm (để rồi sẽ thành lập Arena vào thập niên 90) & được thế chân bởi Ian Moseley. Fish ra đi vào năm 1988 (sau 4 studio album) & được Steve Hogarth thế chố. Sau sự chia tay của Fish, nhạc của Marillion đã có 1 bước ngoặt mới, & nhờ vậy nhóm đã làm mất lòng các fan hâm mộ cũ, nhưng lại chiêu mộ thêm được nhiều fan mới. Album xuất sắc: Script for a Jester’s Tear (1983), Fugazi (1984), Misplaced Childhood (1985), Brave (1994), và Marbles (2004)
IQ – Anh Quốc Nếu loại trừ Marillion, thì IQ là nhóm nhạc đạt được nhiều thành tựu nhất trong giai đoạn 2 này – mặc dù thành quả đó cũng khá khiêm tốn. Giống như những band khác trong làn sóng thứ 2, ban đầu IQ được biết đến nhờ những màn trình diễn ngoại hạng. Studio album đầu tiền của nhóm ra đời năm 1983, & cũng mang âm hưởng của Genesis. Ca sĩ hát chính của họ, Peter Nichols, chia tay vào năm 1985, nhưng đã quay trở lại vào năm 1993 để hoàn thành sáng tác Ever. Album này cũng chứng tỏ rằng, IQ vẫn còn sung sức & sẵn sàng tham gia vào làn sóng thứ 3 của thập niên 90 sau này. Album xuất sắc: Tales from the Lush Attic (1983), The Wake (1985), Ever (1993), Subterranea (1997), và Dark Matter (2004)
Pendragon – Anh Quốc Thành lập vào năm 1981, Pendragon phát hành album đầu tiên vào năm 1984 với đội hình gồm Nick Barret (vocal, guitar), Peter Gee (bass), Fudge Smith (trống), & Cleaves Nolan (keyboard). Thế nhưng phải đến thập niên 90, nhóm mới có cơ hội khẳng định được tên tuổi & đẳng cấp của mình. Nhạc của Pendragon thường rất dễ nhận dạng qua những phần solo dài dằng dặc, kèm theo phong thái bá giả (thậm chí phô trương). Cũng như 2 nhóm trên, Genesis & Pink Floyd là những band đã có tác động lớn đến họ. Album xuất sắc: The Jewel (1985), The World (1991), Window of Life (1993), và The Masquerade Overture (1996)
Kết thúc giai đoạn 2 Thập niên 80 không phải là 1 giai đoạn vui vẻ đối với các nhạc sĩ progressive mới. 1 vài nhóm prog tiên phong, cộng thêm độ dăm bảy nhóm neo-prog, đã trụ vững qua bão tố, nhưng cái giá phải trả thật đau lòng: họ phải thay người liên tiếp, thậm chí phải thay đổi phong cách hoàn toàn nhằm mua vui cho thiên hạ. Mặc dù vậy nhưng 1 số ít những nhóm neo-prog sẽ cho ra đời những tác phẩm đỉnh cao trong thập niên 90, & thậm chí là trong thiên kỉ mới này. 2 ví dụ điển hình là The Masquerade Overture của Pendragon, xuất hiện vào năm 1996, và Dark Matter của IQ, xuất hiện năm 2004. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:36 | |
| Giai đoạn 3 (1990 – hiện tại)
Xuyên suốt thập niên 90 cho đến tận giờ, tinh thần progressive đang dần được hồi phục, 1 phần nhờ những band nhóm đã xuất hiện từ giai đoạn 2 nhưng không thể thể hiện đẳng cấp của mình trước giai đoạn 3. Sự mở đầu đáng chú ý của sự hồi sinh này là bộ ba Swedish bands Änglagård, Anekdoten và Landberk vào năm 1992-1993, để rồi sau đó đã trở thành cái gọi là "Third Wave". Mũi nhọn của những band này là The Flower Kings (Swe), Porcupine Tree (UK), Finisterre (It) và Deus Ex Machina, Spock's Beard, Echolyn Glass Hammer (US). Arjen Anthony Lucassen với 1 tập hợp gồm dàn nhạc công hùng hậu, tài năng của rất nhiều các thể loại rock khác nhau đã sản xuất là một loạt các album concept giá trị. Tuy vậy, trong khi ko cần thiết phải lưu giữ nhưng âm thanh cũ của prog, rất nhiều band Third Wave vẫn có những ràng buộc rất chặt chẽ với prog rock của thập niên 70 trong các sáng tác của họ.
Một trong những band quan trọng nhất trong sự vận động của Alt. Rock, The Smashing Pumpkins đã kết hợp chặt chẽ Progrock vào phong cách kì quặc, điện tử của họ, và đã cho ra 2 album với cùng 1 ý niệm. Seattle's Soundgarden đã giúp nối lại chỗ trống giữa progressive rock và Grunge. Phish được nhắc đến với album đầu tiên của họ như là một ví dụ về kỹ thuật của Prog bởi âm thanh kì quặc và sự kết hợp của nhiều yếu tố được xem như đặc trưng của PR. Junta của Phish phát hành năm 1988 thường được xem như là ranh giới của PR những năm 80.
Trong những năm gần đây, 1 trong những loại prog giàu sức sống nhất là Progressive Metal - đậm tính thương mại hơn, là sự pha trộn giữa 1 vài yếu tố thông thường của PR (những sáng tác dài, album trình diễn trình độ kỹ thuật cao) với sự mạnh mẽ và hung hãn theo tư tưởng của metal. Một phân biệt đặc trưng của Prog Metal là sự nổi bật của keyboard trong âm nhạc metal - thường chỉ là guitar chiếm ưu thế. Vài band đi đầu trong thể loại pro-metal (Dream Theater (U.S.), Ayreon (Netherlands), Opeth (Sweden), and Fates Warning (U.S.)) xem những progressive hard-rockers tiên phong Rush như 1 ảnh hưởng đầu tiên., dù nhạc của họ cho thấy họ cũng chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ ko kém từ những band như Black Sabbath, Deep Purple. Tool đã ca ngợi King Crimson như ảnh hưởng lớn nhất trong các sáng tác của họ. KC khai mạc tour diễn năm 2002 của Tool, đã bày tỏ sự thán phục với Tool đồng thời khiêm tốn từ chối cái mác "progressive".
Trong khi đó, nhiều band heavy metal khác nhìn chung ko được xem như pro-metal, nhưng đã kết hợp chặt chẽ những yếu tố ảnh hưởng từ pro như sự luân phiên kì lạ trong nốt khoá và độ nhanh trong âm nhạc. Trong những năm gần đây, 1 số band có ảnh hưởng classic nặng nề đã nổi lên ở châu Âu, đáng kể nhất là Nightwish của Phần Lan. Mặc dù họ hầu như ko nghĩ rằng họ là pro-metal band, fan của loại nhạc này thường xem họ là như thế và thực vậy, 1 số ko nhỏ fan đã đòi hỏi ít nhiều về sự đặc trưng của Prog Metal là phải giống như Dream Theater.
Cần chú ý rằng là 'progressive' vào đầu những năm 70 được tạo ra để nhấn mạnh sự mới mẻ của những band này, nhưng cho tới những năm 80 thể loại này đã trở thành tên của 1 loại nhạc đặc trưng. Kết quả là, nhưng band như KC tiếp tục cập nhật nhạc của họ nhưng ko thường tự gọi là progressive, trong khi 1 vài band mới tự xưng là prog-band đã tìm lại cách lồng ghép với mellotrons trong âm nhạc nhằm tái tạo lại prog vào đầu những năm 70. Fan và những nhà phê bình thù địch đã cho "Progressive Rock" như 1 cái tên cố định của thể loại này, và vì vậy mối liên hệ đến ý nghĩa thực sự của "Progressive" đã gần như bị quên lãng.
Hầu hết các nhóm như vậy (trong đó có Pendragon và IQ) đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ những band tiên phong thời cuối những năm 60, đầu những năm 70 như Genesis và Pink Floyd. 1 phần khác của sự chấn hưng cũng nhờ vào sự tái xuất trên nhạc trường của các nhóm tiên phong như Genesis, Pink Floyd, Elp và Gentle Giant, cộng thêm sự xuất hiện của các nhóm mới như Porcupine Tree, Arena, Flower Kings và Spock’s Beard. Dưới đây là danh sách 1 số những nhóm đã có đóng góp đáng kể đối với sự tái sinh của prog rock trong thập niên 90.
Porcupine Tree – Anh Quốc Porcupine Tree được thành lập trong giai đoạn 3 của prog rock. Lúc đầu PT chỉ là 1 solo project của Steve Wilson, người vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sư trưởng trong nhiều project lớn nhỏ khác nhau. Ông này cũng từng lưu diễn cùng No-Man, Bass Communion, I.E.M., & cũng từng đóng góp ít nhiều cho các nhóm Marillion, Fish, Cipher và Opeth. Gần đây, Wilson đang xây dựng 1 project mới cùng ca sĩ người Israel Aviv Geffen (project này có tên BlackField). Trở lại với Porcupine Tree: ta cũng chẳng có gì nhiều đề nói về nhóm, ngoài việc trong sự nghiệp của mình họ đã cho ra đời nhiều album đáng được để mắt tới, & vẫn còn rất sung sức khi bước vào thiên niên kỉ mới. Những thay đổi về phong cách của nhóm đều phụ thuộc vào tầm quan trọng của PT đối với Wilson khi ông đang thực hiện các project khác. Tóm lại, nhạc của Porcupine Tree có thể được miêu tả là sự kết hợp giữa Pink Floyd, Radiohead, Genesis, King Crimson và Elp cộng lại. Album đại diện: The Sky Moves Sideways (1995), Stupid Dream (1999), Lightbulb Sun (2000), In Absentia (2002), và Deadwing (2005)
The Flower Kings – Thụy Điển Được thành lập bởi ca sĩ/nhạc sĩ/cây guitar kì cựu Roine Stolt (cựu thành viên nhóm Kaipa), Flower Kings không những đã trở thành 1 trong những nhóm có tần suất sáng tác cao nhất trong tất cả các luồng nhạc nói chung, mà họ còn là những người dẫn đầu trong phong trào symphonic rock đương đại. Trong vòng 10 năm hoạt động, hầu như mỗi năm họ lại cho ra đời 1 album mới, đôi lúc cả những album kép. Nhạc của Flower Kings gần với symphonic nhất (ảnh hưởng từ Genesis và Yes), nhưng cũng mang âm điệu jazz (ảnh hưởng từ Camel). Roine Stolt là người sáng tác chủ yếu của nhóm, & đôi lúc tay keyboard Tomas Bodin cũng tham gia vào công đoạn này. Các thính giả chưa từng nghe Flower Kings nên bắt đầu với album Back in the World of Adventures, Retropolis hay Space Revolver. Gần đây, bên cạnh Flower Kings, Roine Stolt cũng vừa thành lập 1 band siêu hạng có tên TransAtlantic (2000 & 2001) bao gồm ông, Pete Trewavas (Marillion – bass), Neal Morse (Spock’s Beard – keyboard) và Mike Portnoy (Dream Theater – trống). Album đại diện: Back in the World of Adventures (1995), Retropolis (1996), Flower Power (1998), và Space Revolver (2000)
Arena – Anh Quốc Arena là 1 trong những nhóm neo-progressive vượt trội trong thập niên 90, với các cựu thành viên của Marillion (tay trống Mick Pointer) & Pendragon (keyboard Clive Nolan). Bất chấp những khổ sở về vấn đề nhân sự, Arena vẫn có được 1 sự nghiệp rất thành công. Với 1 phong cách nhạc đáng nể tương tự như Genesis, Pink Floyd và Marillion, rõ ràng Arena là 1 trong những nhóm bị đánh giá thấp trong đấu trường prog đương đại. Album đại diện: Songs from the Lion’s Cage (1995), The Visitor (1998), Immortal (2000), và Contagion (2002)
Spock’s Beard – Hoa Kì Sự xuất hiện của Spock Beard luôn luôn được coi là 1 điều kì thú, khi nhóm bất ngờ tung ra album đầu tay The Light “thần thánh” vào năm 1995. Động lực chính đăng sau nhóm là nhạc sĩ Neal Morse (đã chia tay vào năm 2003). Những band có tác động lớn đến nhóm bao gồm Gentle Giant, Yes, Genesis, và âm nhạc của họ chính là cửa sổ rộng lớn dẫn dắt người ta vào thế giới prog rock: các sáng tác của Spock’s Beard vừa rất prog, lại vừa dễ nghe, dễ hiểu. Neal Morse cũng là thành viên trong nhóm siêu hạng TransAtlantic, & cũng đã từng hát trong album The Universal Migrator, pt. 1: The Dream Sequencer của Ayreon. Album đại diện: The Light (1995), V (2000), và Snow (2002) | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:36 | |
| Sự trỗi dậy của Progressive Metal Progressive metal đã được hưởng 1 thời kì “phục hưng” vào cuối thập niên 80, đầu 90, qua sự xuất hiện của những nhóm như Queensrÿche, Fates Warning và Dream Theater. Nên lưu í rằng, prog metal là sự kết hợp giữa những yếu tố của cả heavy metal (sự thô nhám, tiết tấu nhanh, & những đoạn nhạc nhịp nhàng, sôi nổi) lẫn prog rock (sự chuyển hóa nhạc hiệu, keyboard kiểu giao hưởng, cộng thêm những sáng tác dài dòng mà thâm túy). Liều lượng của những “gia vị” này được mỗi band áp dụng 1 cách khác nhau. Tuy nhiên, tất cả trong số họ đều có 1 vài điểm chung, đó là trình độ bậc thầy, sự sử dụng synthesizer trong nhiều bản nhạc, & những đoạn guitar solo hút hồn thính giả. Do prog metal vừa là công đoạn tìm tòi 1 âm thanh mới, lại vừa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trong âm thanh mới đó, nên việc miêu tả, hay so sánh dòng nhạc này với các dòng khác thường rất khó khăn.
Trong quá trình phục hưng nhạc prog ở thập niên 90, metal rock đã đóng 1 vai trò không nhỏ. Thật vậy, prog metal không những có thể trụ vững trên thương trường, mà nó còn được hưởng thành công cực kì to lớn. Mặc dù rất nhiều band nhạc prog metal (trong đó có Dream Theater, Ayreon, & Pain of Salvation) có chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các nhóm tiên phong thời trước, ta không thể phủ nhận rằng, Rush mới là nhóm có tác động lớn nhất đến họ. Và chính bản thân Rush cũng đã lại “hồi xuân” 1 lần nữa khi bước vào thập niên 90.
Rush – 3 nhạc sĩ & 3 thập niên... Việc kết hợp thành công những yếu tố prog rock xưa (Yes, Elp) với những yếu tố hard rock/metal thô nhám đã khiến Rush trở thành cha đẻ – hay ít nhất cũng là 1 trong những người khởi xướng – progressive metal. Thật vậy, hầu như tất cả mọi nhóm prog metal ngày nay đều nêu tên Rush khi được hỏi về uy lực của các band tiền bối đối với họ. Rush được sáng lập vào giữa thập niên 70 với 1 phong cách lơ lớ giữa rock & prog rock (album Caress of Steel). Đến cuối những năm 70, họ chuyển sang chơi prog rock thuần (Hemispheres), để rồi chuyển sang progressive hard rock vào đầu những năm 80 qua 2 tác phẩm Permanent Waves và Signals. Đây chính là phong cách mà rất nhiều nhóm thời giai đoạn 3 đã tiếp thu.
Sự trỗi dậy của progressive metal (tiếp) 10 năm sau (1992), Dream Theater cho ra đời Images & Words. Album này đã trở thành nền móng cho các nhóm prog metal mới lập, cũng như cho nhiều nhóm giai đoạn 3. Tuy vậy, do những rắc rối xung quanh vấn đề pháp lí & nhiều điều khác, sự trỗi dậy của prog rock thông qua prog metal được công chúng thấy rõ nét ở châu Âu & Nhật Bản hơn là ở Hoa Kì: nhiều band đã từng tồn tại từ thời “phục hưng” này cho đến giờ mới được người Mĩ biết đến.
Trong số những nhóm prog metal lớn ngày nay, Dream Theater là nhóm nổi trội hơn cả. Với sự phát hành Scene from a Memory – 1 tuyệt tác concept – vào năm 1999, Dream Theater đã khẳng định đẳng cấp của mình trong làng prog rock & đem trường phái này trở lại vị trí vốn có trước kia. Pain of Salvation cũng là 1 nhóm prog metal đỉnh cao khác, tuy phong cách có mềm mại & mang nhiều âm hưởng nhạc thính phòng hơn; và cuối cùng là Ayreon (được thành lập bởi cựu thành viên nhóm Vengeance, Arjen Lucassen), 1 band nhạc tiên phong trong đấu trường neo-progressive, hiện đang có trong tay rất nhiều nhạc sĩ prog tài năng.
Ngày nay, prog metal chính là trường phái đem lại cơ hội nhiều nhất cho các nhạc sĩ amateur mà không cần bán đứng lương tâm nghệ thuật. Dù vậy, số phận của phong trào prog đương đại vẫn thật khó lường: mặc dù prog metal đang là “mạch nguồn” lưu thông nhạc prog, 1 vài sự kiện xảy ra ngoài rìa vẫn có khả năng đem lại bão tố cho đầu trường phái này. Dưới đây là danh sách những nhóm prog metal khả kính, những nhóm đã vực dậy & tạo nên sức sống mới cho dòng nhạc prog rock ngày xưa.
Dream Theater – Hoa Kì Như đã đề cập ở trên, có lẽ Dream Theater có lẽ là nhóm prog metal có tầm quan trọng lớn nhất trong công cuộc chấn hưng nhạc prog. Họ gồm 5 thần đồng âm nhạc: James LaBrie (vocal), John Petrucci (guitar), Jordan Rudess (keyboard), John Myung (bass), & Mike Portnoy (trống). Nhạc của họ kết hợp giữa những làn điệu hard rock du dương & những giai khúc prog thâm thúy. Lời nhạc biến chuyển khó lường, từ chỗ thơ mộng chuyển sang truu tượng, thậm chí gothic. Những nhóm tác động đến phong cách của DT gồm có Rush, Iron Maiden, Metallica, và cả những prog band tiên phong của thập niên 70 như Pink Floyd, King Crimson hay Yes. Dream Theater đã sáng tác & phát triển dựa theo những ảnh hưởng này trong suốt 17 năm nay; các album của nhóm đã bán được hàng triệu bản tại Hoa Kì và châu Âu, & vé trong các chuyến lưu diễn của nhóm luôn bán chạy như tôm tươi. Thêm vào đó, album thứ 2 của họ, Images & Words (1992), được rất nhiều người xem như là 1 điểm ngoặt trong lịch sử prog metal & có tầm quan trọng ngang hàng với album Close to the Edge của Yes. Album đại diện: Images & Words (1992), Awake (1994), Metropolis, pt. 2: Scenes from a Memory (1999), Train of Thought (2003), Octavarium (2005)
Ayreon – Hà Lan Giữa những năm từ 1984 đến 1992, ca sĩ/nhạc sĩ Arjen Lucassan đã phát hành 4 album cùng Vengeance trước khi nhóm tan rã. Vào năm 1994, project ông thường mơ tưởng tới – Ayreon – chào đời. Thực thế thì Ayreon không phải là tên 1 band nhóm, mà là tựa đề của loạt những đề án rock opera do Arjen thực hiện. 1 năm sau (1995), Ayreon cho ra mắt album đầu tiên, The Final Experiment, và tính đến thời điểm hiện tại đã phát hành 6 tác phẩm khác; thế nhưng họ vẫn chưa được nhiều người biết đến. Ngoài Ayreon ra, Lucassen cũng có dính líu tới nhiều project khác, ví như Space Metal (2002) của Space Metal, hay 1 band “giả” khác có tên Ambeon. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, Lucassen đã hợp thể các dòng prog metal, space metal, art rock, folk rock & symphonic rock để nhằm xây dựng những bản thiên trường ca rock hoành tráng. Những công trình của ông thường nằm giữa 2 trường phái prog rock thơ mộng & hard rock thô bạo, cộng thêm nhiều yếu tố không gian tương phản. Hàng ngũ của Ayreon luôn thay đổi theo từng album, & thường bao gồm nhiều ca sĩ/nhạc sĩ prog/metal nổi tiếng. Với The Human Equation (2004), Lucassen 1 lần nữa đã xây dựng thành công cầu nối nữa quá khứ & tương lai thông qua 1 phong cách progressive rock tinh vi, thâm thúy. Album đại diện: The Final Experiment (1995), Into the Electric Castle (1998), và The Universal Migrator, pt. 1 (2000) & 2 (2001)
Pain of Salvation – Thụy Điển Được thành lập bởi ca sĩ/nhạc sĩ/cây guitar Daniel Gildenlöw (cựu thành viên Reality), Pain of Salvation là 1 trong những nhóm dẫn đầu trong phong trào prog metal, & thường được người đời tôn sùng như Dream Theater. PoS đặc biệt chú trọng vào các concept album, ví như Entropia (1997) hay One Hour by the Concrete Lake (1998). Nhóm luôn đẩy những yếu tố prog metal lên đến giới hạn, & thường pha trộn 1 chút âm hưởng gothic vào nhạc của mình. Nếu so sánh với lớp tiền bối thì PoS có lẽ tương đối giống với Fates Warning thời Parallels/Inside Out, hay Genesis & Pink Floyd hồi mới thành lập. Năm này qua năm khác, album này qua album khác, âm nhạc của họ lại có thay đổi chút ít & ngày càng nhích gần về hướng prog rock cổ điển hơn. Album đại diện: The Perfect Element, pt. 1 (2001), Remedy Lane (2002), và Be (2004)
Tổng quan giai đoạn 3 Ngày nay, prog rock tồn tại chủ yếu trong những nhóm như Porcupine của Anh Quốc, Flower Kings & Pain of Salvation của Thụy Điển, hay Spock’s Beard & Dream Theater của Hoa Kì. Những nhóm như Radiohead, Godspeed You Black Emperor, Nine Inch Nails, Opeth hay Sigur Ros là những band mới xuất hiện & chỉ sử dụng 1 vài yếu tố prog nhằm cái tiến cho nhạc của mình. Mặc dù vậy, đấu trường progressive thực sự vẫn đang nở rộ – dù có underground đi chăng nữa – tại Tây Âu (Anh, Italy, Hà Lan), Đông Âu (Hungary, Ba Lan), Hoa Kì, Canada, Mĩ Latin & Nhật Bản với các buổi hòa nhạc lớn nhỏ, với các tạp chí & những người phân phối. Và họ vẫn đang từng ngày tìm kiểm, mở rộng sự hưởng ứng đối với các band nhóm đó cũng nói riêng cũng như dòng nhạc này nói chung.
Được sửa bởi ngày Wed 10 Oct 2007 - 15:47; sửa lần 1. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:40 | |
| Kết luận Nhờ sự nhờ tới kĩ thuật hiện đại của internet, prog rock 1 lần nữa lại đang trong thời kì cao trào. Ngày nay chúng ta không thể phủ nhận rằng, prog rock chưa từng bao giờ bị “chết”, mà chỉ bị vùi lấp & phải chui underground trong thời kì gian khó mà thôi. Và giờ đây nó đã quay trở lại, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. | |
| | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 19:45 | |
| Sắp tới sẽ chuẩn bị viết thêm một vài bài bàn về Progressive hiện đại và xu hướng ngả về prog của nhạc metal. Rất mong bạn jeanie cùng anh em hợp tác Cuối cùng xin trích lại 1 câu: This guide is dedicated to future fans/lovers of Prog Music HAPPY PROGRESSIVE VOYAGE WITHOUT BORDERS! | |
| | | CDT Đại Bàng
Ngày tham gia : 17/03/2007 Age : 42 Tổng số bài gửi : 1470
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 20:15 | |
| \m/ Vỗ tay nhiệt liệt chào mừng AW có thêm 1 bài viết chất lượng đỉnh cao!!! Hail Eldie + jeanie!!! \m/ À sao ko cho The Human Equation vào mấy album đại diện của Ayreon nhỉ. | |
| | | Varsava Khủng Long
Ngày tham gia : 11/04/2007 Age : 37 Tổng số bài gửi : 2874 Đến từ : Moscow
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 20:45 | |
| có 1 sai sót nho nhỏ mà những người muốn tìm hiểu prog hay gặp phải là tâm lý e sợ rằng prog nghĩa là phức tạp,nghĩa là rối rắm,nhưng thực sự là ko phải vậy.Âm nhạc thực sự là thứ khơi dậy cảm xúc và trí tưởng tượng chứ ko phải là 1 trò ảo thuật lòe mắt người khác và prog ko nằm ngoài mục đích đó.Các band prog mới gần đây dg như đang lạc lối trc cái bóng quá khổng lồ của các vị tiền bối,sử dụng 1 cách quá gượng ép những ý tưởng và nguyên liệu có sẵn,cố gắng thái quá để tạo nên những thứ âm thanh na ná các band xưa cũ đã hạn chế rất nhiều khả năng của họ.Sáng tạo và cách tân luôn là tiêu chí của bất cứ môn nghệ thuật nào chứ ko riêng gì âm nhạc.Hãy nghe thử Camel 1 lần.Những album sau này của họ chất prog khá mờ nhạt thậm chí Hobour Of Tears giống Enya hơn là prog rock nhưng họ vẫn ddc đón nhận nồng nhiệt.Hay Wilson tạo nên 1 bất ngờ với Blackfield đầy chất pop dễ nghe.Vì thế hãy đến với prog 1 cách vô tư và nhẹ nhàng và nhớ rằng mới ko phải cứ cao siêu,phức tạp mới là giỏi | |
| | | graveking extreme prog spammer
Ngày tham gia : 12/08/2007 Age : 35 Tổng số bài gửi : 201
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Mon 8 Oct 2007 - 21:23 | |
| Bài viết hay và làm em biết thêm được nhìu điều về progressive rock. Mà hình như hơi bất công với Opeth, theo em Opeth là 1 trong những tượng đài lớn nhất của Progressive metal trong thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21 nữa :D
Ah quên, cho em dc phép copy bài qua forum NRO để truyền bá không ạ, em sẽ ghi rõ nguồn, tác giả và dịch giả :D | |
| | | Kommissarr tristissimus hominum
Ngày tham gia : 08/05/2007 Age : 38 Tổng số bài gửi : 1077 Đến từ : Ostray-lee-uh, FUCK YEAH!
| | | | Elderaine Thành viên ưu tú
Ngày tham gia : 26/04/2007 Age : 93 Tổng số bài gửi : 867
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Wed 10 Oct 2007 - 15:45 | |
| - graveking đã viết:
- Bài viết hay và làm em biết thêm được nhìu điều về progressive rock. Mà hình như hơi bất công với Opeth, theo em Opeth là 1 trong những tượng đài lớn nhất của Progressive metal trong thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21 nữa :D
Ah quên, cho em dc phép copy bài qua forum NRO để truyền bá không ạ, em sẽ ghi rõ nguồn, tác giả và dịch giả :D Opeth tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng họ là một amazing band, bằng thứ nhạc có 1 không 2 của mình đã góp phần ko nhỏ trong việc củng cố và nâng cao vai trò của Progressive. Còn trong bài viết trên chỉ đề cập một vài cái tên cơ bản, ko có nghĩa là những band nhạc ko được nêu ra thì ko quan trọng bằng. Nói vậy hài lòng chưa :p Về chuyện copy bài qua NRO, thì cũng ko vấn đề gì. Cậu chỉ cần ghi rõ xuất xứ bài viết là ANOTHERWORLD.NICEBOARD.COM ở ngay đầu tiên bài viết bằng CHỮ ĐỎ IN HOA là được hehe Anyway, (@Jeanie), tớ vừa nghĩ ra là ko nên ghi là "Kết Thúc Giai Đoạn 3" mà chỉ nên để là một phần kết luận nhỏ. chứ thực tế giai đoạn 3 đã over đâu :p | |
| | | Kommissarr tristissimus hominum
Ngày tham gia : 08/05/2007 Age : 38 Tổng số bài gửi : 1077 Đến từ : Ostray-lee-uh, FUCK YEAH!
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Wed 10 Oct 2007 - 16:17 | |
| Ah yes, quên mất điều đấy. Ơ mà sao kô có Watchtower nhể. Bọn này cũng quan trọng vãi tè đối với prog metal chứ có phải kô đâu. Kô có tribal chieftain thì làm sao có king với cả emperor đc. >.> | |
| | | sawyer Spammer
Ngày tham gia : 01/12/2007 Age : 39 Tổng số bài gửi : 341
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản Fri 21 Mar 2008 - 9:27 | |
| Review dài vãi tè ... Rất công phu, đây là "biên niên sử" gần như là hòan hảo về prog/prog metal. | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Progressive Rock & đôi nét cơ bản | |
| |
| | | | Progressive Rock & đôi nét cơ bản | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |