Intro, part AĐầu tiên xin được biện minh cho việc tớ post review này vào box Rock thay vì box Metal:
i) Như mọi người những ai từng nghe W.A.S.P. đều biết, nhóm này không chơi heavy metal thuần, mà còn kết hợp hard rock & cả một liều lượng (nhỏ đến rất lớn, tùy album) glam/shock rock nữa.
ii) Vì vậy dí vào 1 trong 2 box đều được. Thế nên tớ ném vào box Rock cho nó khỏi mốc. ^^”
Một điều warning nữa là vì bài review này là về 2 album liền cùng một lúc nên sẽ dài hơn một review bình thường khá nhiều, thậm chí cả intro dưới đây cũng dài lúm. So, sry nếu có quí vị & bạn nào kô kiên nhẫn đọc hết đc. ^^”
You suck. ^^”Intro, part BTrong sự nghiệp của giới nghệ sĩ, ai ai cũng đều có thời kì đỉnh cao riêng
(trừ phi *ahem* họ crap tới mức chả tài nào ngóc đầu lên được), thường được phản ánh dưới những tác phẩm có thể coi là essence sự nghiệp của mình. Metallica có Ride the Lightning, Iron Maiden có Somewhere in Time, Frank Zappa có Hot Rats, so on & so forth. Sau cái zenith đó, các nghệ sĩ của chúng ta có thể chia làm 3 phe – một phe hiểu rằng thời hoàng kim của mình đã qua, chấp nhận điều đó & chú trọng vào việc làm thế nào để về già with grace (Maiden); phe thứ 2 thì tuy cũng biết vậy, nhưng lại tìm mọi cách để níu kéo lại cái đỉnh cao ấy, hay nếu có thể thì vươn lên một lần nữa (Queen); còn phe cuối cùng thì ị hết lên legacy của mình & trở thành whores cho đông đảo công chúng mainstream mặc sức gangbang thỏa thích (Ozzy).
W.A.S.P. là ví dụ điển hình của nhóm thứ 2. Họ đã đạt tới tột đỉnh vinh quang với The Crimson Idol (hoặc theo một số người thì là với The Headless Children) gần 20 năm về trước. Hơn 1 thập kỉ sau cái tuyệt phẩm ấy, Blackie Lawless luôn chìm trong những đấu tranh của chính mình để cố kéo dài “thời”. Kết quả vary từ những tác phẩm rất solid nhưng cũng rất erratic như Kill, Fuck, Die đến những bãi bốc mùi thối hoắc như Hellorado, nhưng chẳng thể nào giúp Lawless đạt được chỉ tiêu đấy. Mãi đến sau này dường như ông mới ngộ ra rằng, mình thất bại là vì The Crimson Idol là một concept, còn các album sau nó thì không. Vậy W.A.S.P. phải làm gì??? Obvious: viết một concept nữa.
Và
The Neon God đã ra đời như thế.
The conceptThe Neon God là câu chuyện kể về Jesse, một chàng trai trẻ có tuổi thơ đầy sóng gió (bố chết, mẹ rượu chè cờ bạc trai gái, vào trại mồ côi/tu viện/nhà thương điên thì bị Mother Superior lạm dụng TD theo kiểu BDSM, etc.
). Một ngày đẹp trời nọ Jesse trốn trại & dạt về khu ổ chuột, nơi trú chân của các tầng lớp cặn bã trong xã hội. Rồi cậu học được khả năng đọc suy nghĩ và manipulate hành động của người khác từ một nhà ảo thuật, giống mấy tên mesmerist trong pulp fiction của R.E. Howard vậy. Much bullshit happened, & Jesse trở thành Jesus của một giáo phái càng ngày càng lớn mạnh. Đời cậu cũng sáng lạn hẳn ra, cho đến khi bà mẹ ngày xưa quay chở lại & mess around with sanity của “The Neon God” (biệt danh mà đông đảo công chúng dành cho Jesse bây giờ). Cậu toan về quê chăn vịt, nhưng bị các “tông đồ” phản đối dữ dội. Jesse cũng biết, các “tông đồ” ấy, dưới sự dẫn dắt của người thầy ảo thuật năm xưa, sẽ lập mưu ám sát “God”. Và có lẽ đó là con đường giải thoát cuối cùng còn lại dành cho chàng trai~
... Thấy có gì không ổn chưa? Chưa à? Why, it’s the concept itself! Chi tiết thì khác, nhưng đại ý thì đíu khác gì The Crimson Idol một tẹo nào! I mean,
- Tuổi thơ dữ dội? Check.
- Những năm tháng phiêu bạt giang hồ? Check.
- Đại lộ danh vọng? Check.
- Ngõ cụt trong đời? Check.
- Death brings redemption?? FUCKING CHECK.
Mà nhắc đến chi tiết, nếu như câu chuyện về The Crimson Idol nghe nó thật lòng bao nhiêu (well, ít nhất là so với glam rock...) thì về The Neon God nó lại preposterous, pretentious & phù phiếm bấy nhiêu. Chưa kể cái nồng độ emo đủ làm chết sặc người bình thường nữa chứ. Đây, các cậu cứ thử lên official site của W.A.S.P. mà đọc storyline đi, đếm xem có bao nhiêu từ “pain” nhá. Ugh.
Mà thôi, gác lại chuyện story ở đây. Dù sao thì cái quan trọng nhất trong một album là nhạc chứ không phải cốt truyện của nó. Vậy how fare the albums, Watson? Chẹp...
Act I: The RiseHiệp 1 mở màn với đoạn Overture dài gần 3 phút, làm người nghe không khỏi nhớ đến The Titanic Overture trong Crimson Idol. Tuy nhiên Overture này lại không thể xây dựng cái momentum, cái atmosphere dày vò chồng chất đến nghẹt thở để bứt phá ngay từ đầu như Titanic được. Nó chỉ kinda plods, chả đi đến đâu nên nó kết thúc như thế nào đến giờ tớ vẫn chả nhớ. Then again, kể cả khi “nhập cuộc” bất thành thì sau đó người ta vẫn có thể diễn xuất trôi chảy chứ, rite?
Wrong. Và đây là lí do vì sao: nối theo cái intro ấy là một interlude... :|: Lại hơn 30 giây nữa bị phung phí. Lawless nghĩ thế ĐÉO nào mà lại nhét interlude ngay sau cái cục intro mỏi đít như vậy được nhể?!?! Wtf, man, wt-flying-f?! Mà cái track sau đoạn interlude ấy cũng ỉu như bánh mĩ cũ luôn, như kiểu W.A.S.P. muốn piss off người nghe lắm không bằng. Track số 4 sau đó khá thú vị; không có gì nổi bật cho lắm, nhưng ít ra momentum còn được dựng lên đáng kể từ đây. Thế rồi...
Guess what? ANOTHER FUCKING INTERLUDE!! Tất cả đống momentum lại bị đập nát thành cám! Goddamn I’m pissed.
Mà tớ đã kể chưa? Đĩa này có 14 bài, vậy mà 1 2 3 4... 5 bài trong đó (that’s riiiight, ladies & gents, NĂM bài) lại là những mẩu interlude hết sức vô vị, có lúc còn 2 mẩu đi liền với nhau mới nhục cơ. :|: Chúng không những không hoàn thành được nhiệm vụ cầu nối giữa các sự kiện lớn trong story, mà (như đã lải nhải nhiều lần trên kia) còn phản pháo & ngắt mạch momentum vô tội vạ. Seriously, kể cả khi concept có dài đến mức nào đi chăng nữa, quá nhiều interlude cũng vẫn = fail, trừ phi tên nhóm của các vị là Virgin Steele, ok?
Mà thực ra thì các track “thật” trong album hầu hết cũng stale chết cha đi được. Không phải stale kiểu “OMFG songwriting sux ><”. Songwriting vẫn rất khá, mặc dù đôi lúc nghe mà tớ không khỏi nghĩ “Hmmm mỗ nghe cái này ở đâu rồi thì phải”; vấn đề nằm ở khâu performance. Thứ nhất là cổ họng của Blackie Lawless chưa đạt được phong độ ổn định, chỗ hát được chỗ rít như cái loa rè, thảm khôn xiết. Thứ nhì là hình như toàn nhóm vừa diễn vừa ngủ gật thì phải; đâm ra làm cho thính giả nhiều lúc cũng ngủ theo.
Khâu production không đến mức quá tệ, in that nó cũng chưa thiến hẳn sức mạnh của guitar; nhưng biện hộ kiểu đó cũng bằng thừa, rite? Cũng đại loại như câu hỏi “Giữa nửa quả testicle với 2 quả cộng scrotum đầy đủ đàng hoàng, các anh (chị ^^) em prefer gì nào?” thôi.
Then again không phải toàn bộ act I là đồ bỏ. Ít ra mấy bài cuối, đặc biệt là X.T.C. Riders, còn cho tớ được cái hi vọng rằng the album’s actually going somewhere. Thế nhưng hi vọng đó lại bị thổi tắt bởi (surprise, surprise) mẩu interlude đằng sau, & nhất là cái bài kết không thể nào bựa hơn mang tên The Raging Storm.
... Man, tớ không thực sự looking forward to act II cho lắm. :|:
Act II: The DemiseBiết nói thế nào đây nhể... Chẹp. Độ bựa của phần kết act I vẫn chưa ăn thua gì so với của beginning act II. Đập ngay vào tai người nghe ngay từ đầu là chorus bài Never Say Die. Và tớ thề mình không điêu khi tuyên bố rằng, đây là một trong những điệp khúc annoying nhất trong đời mà tớ đã từng (phải) nghe. Seriously. >"< Đã thế Blackie, cái lão già ác dâm ấy, còn muốn tra tấn các thính giả yêu quí thêm nữa, & vì vậy còn biến hóa cái câu chorus sang chục hình vài trạng khác nhau cho nó máu.
- track 1 đã viết:
- Never say die, never say die, no no
Never say die, never say die, no no
Never say die, never say die, no no...
JUST FUCKING DIE ALREADY WILL YA??!
Rất may là những nhục hình tinh thần cũng kết thúc ở đấy. Từ track 2 trở đi câu chuyện (về các bài hát, I mean) đi theo một bước ngoặt mới: càng ngày càng khá lên, đủ để khi đến bài 6 tớ có thể phán “Oo yeah baby!” Ngoài ra, điều đáng để tớ một ngày nào đó trong tương lai sẽ vác mặt đến tận biệt thư của Blackie mà bắt tay lão nhất là act II này chỉ có vỏn vẹn 1 interlude, & hơn thế nữa cái interlude này lại được sử dụng một cách hết sức tasteful (!), chuẩn bị được tinh thần cho người nghe of what is to come.
Tất nhiên, những cái “ooh yeah” của The Neon God thì vẫn không thể so sánh được với The Crimson Idol, & chúng đến hơi quá muộn nếu xét theo cả mạch concept, nhưng ít ra late còn hơn never. Performance cũng khá hơn nhiều so với act I. Vocals không còn những đoạn rít thê lương như người bị hen suyễn, & cả nhóm chắc vừa smoke weed xong nên cũng enthusiastic hơn. Production nhấn mạnh vào guitar hơn, nhưng lại làm nhục dàn trống. Thật tình nghe phần percussion trong này mà tớ cứ liên tưởng đến đội cồng chiêng trong những giờ chào cờ ở trường tiểu học của tớ ngày xưa ấy.
Đặc biệt nhấn mạnh bài cuối, The Last Redemption. Không phải vì nó là bài dài nhất (circa 13 phút). Không phải vì nó sặc sụa mùi The Great Misconceptions of Me bên Crimson Idol. Mà là vì nó sặc sụa mùi The Great Misconceptions of Me, nhưng nó actually works (uh... kinda works anw), khiến cho nó chứ không phải bất cứ bài nào khác trở thành track đáng giá nhất trong bộ đôi album mediocre này. Một viên sapphire gắn lên chiếc nhẫn đồng. Note rằng đến gần giữa bài có hẳn mấy cú riff bị rip-off trắng trợn từ The Invisible Boy, though.
Kết luậnNhư đã từng được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử nhân loại, recycling chỉ tốt cho công cuộc bảo vệ môi trường. Khi nói đến nghệ thuật (& đặc biệt là âm nhạc) thì recycling lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Blackie Lawless đã sai lầm khi ignore sự thật này, & kết quả là đôi concept
The Neon God ẩm ương, không để lại được cho người nghe cái gì sâu sắc ngoài ấn tượng “been there, done that” khá rõ rệt. Don’t get me wrong – tác phẩm này vẫn đủ sức đạp vào chim Hellorado nhiều lần; chẳng qua là nghe xong thì VÈO một phát nó bay khỏi đầu thôi.
Mà có lẽ chính Lawless cũng nhận ra những struggle để quay lại “thời” của mình là vô ích. Thế nên Dominator, album sau Neon God, nghe nó thoải mái & heartfelt hơn nhiều. Nhưng đó là câu chuyện khác. Anyway,
The Rise: 5/10
The Demise: 7/10
Average:
6/10Highlights: X.T.C. Riders, The Running Man, The Last Redemption
word count: circa 2100
4 points for the great post with thanks - CDT.