Thời gian dường như không hề thui chột đi tài năng của các cụ Dream Theater đi chút nào. Điển hình là cái sự sòn sòn 2 năm ra một masterpiece vẫn nằm y boong trong lộ trình sáng tác của các tay progressive kiệt xuất này.
Với bộ khung hầu như không hề thay đổi theo năm tháng, âm nhạc của DT luôn có sự ổn định trong từng album, đặc biệt là khai thác mạnh mẽ nguồn sáng tác phong phú từ tay Petrucci và Portnoy. Album 2009 trở lại với 4 bản epic dài dằng dặc đủ sức đưa người nghe vào mê hồn trận progressive đan xen hòa quyện vào nhau, xen lẫn đó là 2 bản single lừa tình như 'Wither' nghe đúng chất prog. ballad của DT như nghe 'Through Her Eyes'. Điểm nhấn trong album là mỗi track mang lại từng câu chuyện của mỗi cá nhân, ít nhiều cũng có chất concept, điểm từng đưa DT lên đỉnh cao với album Metropolis (1999)
A nightmare to remember - câu chuyện về tai nạn xe hơi mà tay Petrucci dính vào thuở nhỏ với đoạn dạo đầu như một tác phẩm kinh dị, đan xen vào đó là cơn bão ngập tràn solos bởi Petrucci và Rudess. Hơn 16' như thế mà dường như chưa đủ đất diễn cho DT, âm nhạc DT đôi khi có âm hưởng Pink Floyd ở cách phối hợp âm thanh, lắng nghe kỹ ta có thể cảm nhận được hàng loạt âm thanh liên quan đến ca khúc đều được khéo léo sử dụng. Lối chơi của DT hơi có phần progressive nhưng luôn có khoảng trống cho điểm nhấn solo vốn dĩ là thế mạnh của band
A Rite of Passage - một câu chuyện khác kể về hội kín Freemansonry, muốn tìm hiểu thêm chỉ có lên wiki chứ đọc cái tên ko đíu hiểu lũ này từ đâu ra hehe đây là single đầu tiên của album kết hợp cùng Withers làm cầu nối cho người nghe hoàn tất 3 bản epic dài vạn năm lê thê phía sau hehe
Withers - điểm nhấn nhẹ nhàng nhất của album với tiếng guitar trơn tru rõ ràng không thể lẫn vào đâu được của tay Petrucci, kết hợp với một LaBrie đầy tâm sự 'let it out, let it out...' ca khúc viết về hội chứng writer's block, dạng như bị nghẽn mạch ứ đọng hehe track này thì khỏi nói, ballad tê người, chả có progressive khỉ khô mấy, rất ư lừa tình
The Shattered Fortress - ca khúc này đánh dấu chấm hết cho serie các ca khúc kéo từ các album trước của Dream Theater mang tên The Twelve-step Suite, và cha đẻ của nó ko ai khác là Portnoy, viết về hội chứng nghiện rượu của chính hắn, mỗi phần trong bản Suite là một kinh nghiệm khác nhau. Lối chơi DT như aggressive hơn như miêu tả sự quyết liệt giằng xé nội tâm, đánh dấu bằng lối chơi đáp-trả cực kỳ mạnh mẽ.
The Best of Times - dạo đầu bằng tiếng tic tac đồng hồ rải trên nền piano lướt như dòng ký ức trải dài theo thời gian, du dương hóa lối chơi với tiếng violin kết hợp cây guitar thùng trong trẻo tựa hồ như đang nghe một bản hòa tấu đầy ma lực quyến rũ. Ca khúc là lời tiến đưa người cha đã qua đời vì ung thư của Portnoy. Nỗi đau đẩy lên cao trào ngay sau tiếng guitar thùng vừa dứt, cơn bão táp solo kỹ thuật tràn ngập ca khúc, liên tục hàng loạt pha xử lý âm thanh vô cùng agrressive; một track thật đáng đồng tiền bát gạo cho những ai trót dại đam mê lũ Nhà Hát này hehe
Đoạn kết album là
The Count of Tuscany, track dài nhất trong album, nội dung thì chả có cái đek gì cả, bù lại track này mang âm hưởng rất nhiều từ phong cách của Pink Floyd, bậc thầy trong làng progressive rock, cũng như các track truớc, xuyên suốt album đâu cũng là đất để các tay DT phô diễn tài nghệ cũng như kỹ thuật, 19 phút đấy, tha hồ mà thưởng ngoạn cho hết progressive của toàn bộ năm 2009.